"Truyền kỳ mạn lục" là tác phẩm duy nhất của danh sĩ Nguyễn Dư (thường được gọi là Nguyễn Dữ), sống vào khoảng thế kỷ 16. Tác phẩm được Nguyễn Bỉnh Khiêm (thầy dạy tác giả) phủ chính, Nguyễn Thế Nghi dịch ra chữ Nôm, được đánh giá là "thiên cổ kỳ bút".
Nhiều bản dịch nguyên tác ra chữ quốc ngữ, trong đó bản dịch của Trúc Khê năm 1943 được coi như đặc sắc nhất. Theo lời tựa của Hà Thiện Hán (người cùng thời) viết năm 1547 thì Nguyễn Dữ viết ra tập lục này để ngụ ý thời gian ông ẩn cư ở rừng núi xứ Thanh.

Ảnh chụp sách Tân biên truyền kỳ mạn lục. Ảnh: Wikipedia.
Trong "Từ điển Văn học", nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân cho biết trong thế kỷ 16, tình hình xã hội không còn ổn định như ở thế kỷ trước, mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt, quan hệ xã hội bắt đầu phức tạp, các tầng lớp xã hội phân hóa mạnh mẽ, trật tự phong kiến lung lay.
Muốn phản ánh thực tế phong phú, lý giải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống đầy biến động ấy thì không thể chỉ dừng lại ở chỗ ghi chép sự tích đời trước. Do đó, Nguyễn Dữ dựa vào những sự tích có sẵn, tổ chức lại kết cấu, xây dựng nhân vật, thêm bớt tình tiết, tu sức ngôn từ... tái tạo thành những thiên truyện mới. 8
Tác phẩm gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn (văn xuôi), xen lẫn biền văn (văn có đối) và thơ ca, cuối mỗi truyện có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. "Truyền kỳ mạn lục" vì vậy tuy có vẻ là những truyện cũ nhưng lại phản ánh sâu sắc hiện thực thế kỷ 16.
Câu 4: "Truyện họ Hồng Bàng", "Truyện Tản Viên", "Truyện Đổng Thiên Vương" nằm trong tác phẩm nào?