"AQ chính truyện" là truyện vừa của Lỗ Tấn (1881-1936), được đăng tải lần đầu trên Thần báo phó san ở Bắc Kinh từ tháng 12/1921 đến 2/1922, sau đó được in trong tuyển tập truyện ngắn "Gào thét" (1923).
Theo gốc gác của AQ được nêu trong truyện thì "Q" ở đây phải đọc là "Quy" nhưng trên thực tế hiện nay hầu hết người Trung Quốc đọc theo cách phát âm của chữ cái "Q" trong tiếng Anh.
AQ chính truyện có tầm khái quát rộng lớn, phản ánh thực trạng xã hội Trung Quốc trước, trong và sau cách mạng Tân Hợi (1911). Tác phẩm được coi là kiệt tác của văn học Trung Quốc hiện đại, là tác phẩm đầu tiên viết bằng bạch thoại văn sau phong trào Ngũ Tứ (1919) tại Trung Quốc.
AQ chính truyện đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, như: Anh, Nga, Ðức, Bồ Ðào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Ðiển, Italy, Nhật Bản, Việt Nam...

Bìa một ấn phẩm "AQ chính truyện" xuất bản ở Việt Nam.
AQ nổi tiếng vì "phương pháp thắng lợi tinh thần", tạo ra những thắng lợi trong tưởng tượng mà thực chất là thất bại. Chẳng hạn, mỗi khi bị ai đó đánh thì anh ta lại nghĩ "Chúng đang đánh bố của chúng", hoặc có nhiều tình huống lý luận đến điên khùng. Anh ta hay bắt nạt kẻ kém may mắn hơn mình, nhưng lại sợ hãi trước những kẻ hơn mình về địa vị, quyền lực hoặc sức mạnh.
Anh ta tự thuyết phục rằng mình có tinh thần cao cả so với những kẻ áp bức mình ngay trong khi anh ta phải chịu đựng sự bạo ngược và áp bức của chúng.
Qua tác phẩm này, Lỗ Tấn cho thấy những sai lầm cực đoan của AQ, đó cũng là biểu hiện của tính cách dân tộc Trung Hoa thời bấy giờ. Phép thắng lợi tinh thần, bệnh tự cao tự đại là những biểu hiện của cấp thống trị ở Trung Quốc lúc này.
Kết thúc tác phẩm, hình ảnh AQ bị đưa ra pháp trường vì một tội nhỏ được xem là tình huống sâu sắc và châm biếm.
Nhà văn Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài, quê ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Thuở nhỏ thường đi học muộn, ông đã tự cầm dao thích chữ "Tấn" trên mặt bàn học để nhắc nhở bản thân phải nhanh nhẹn khẩn trương. Lỗ Tấn là bút danh lấy từ họ mẹ (Lỗ Thụy) và chữ "Tấn".
Câu 4: Ai là tác giả của những tác phẩm với sự xuất hiện của thám tử lừng danh Sherlock Holmes?