Vị trí Hồ Con Rùa vào năm 1790 là cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (còn gọi là thành Quy) được xây theo lệnh vua Gia Long. Sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (1833-1835), vua Minh Mạng đã cho phá thành Bát Quái và xây một ngôi thành nhỏ hơn mang tên là thành Phụng (thành Gia Định).
Sau khi chiếm được Sài Gòn năm 1859, người Pháp cho phá hủy toàn bộ thành Gia Định. Năm 1878, một tháp nước được xây tại vị trí Hồ Con Rùa ngày nay để phục vụ nhu cầu cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng.
Tháp nước tồn tại đến năm 1921 thì bị phá bỏ vì khi đó Sài Gòn phát triển về dân số và nhu cầu sử dụng nước lớn hơn. Một tháp nước khác có công suất lớn hơn được xây dựng gần đó, hiện nằm đối diện Hồ Con Rùa.
Ở vị trí tháp nước cũ, ngày 11/11/1927, Pháp cho xây dựng một cụm tượng đài các chiến sĩ đã hy sinh trong Thế chiến thứ nhất với một đài cao có hồ nước nhỏ xung quanh và ba tượng lính Pháp bằng đồng.
Trong thế chiến thứ nhất, có gần 90.000 binh lính Pháp và Đông Dương, đa số là người Việt Nam bị bắt làm lính và đưa sang châu Âu đánh nhau với quân Đức hoặc làm thợ trong các công xưởng quân sự.
Dân chúng gọi đây là "Công trường Ba Hình", còn tên chính thức là "Công trường Chiến sĩ trận vong". Các tượng đài này tồn tại đến năm 1956 thì bị Chính quyền Việt Nam Cộng hòa phá bỏ, chỉ còn lại hồ nước nhỏ. Giao lộ cũng được đổi tên thành Công trường Chiến sĩ.
Sau khi người Pháp rút khỏi Việt Nam thì địa điểm Công trường Chiến sĩ là vòng xoay giao thông của hai con đường Duy Tân và Trần Quý Cáp. Công trình sau đó được tôn tạo, thiết kế mới, trong đó có việc dựng thêm và điều chỉnh 5 cột bêtông cao có dạng năm bàn tay xòe ra giống như các cánh hoa đón đỡ một nhụy hoa.
Công trình mới này còn bao gồm một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng 100 m, được trang trí bởi cây xanh và hồ phun nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm và hình tượng con rùa bằng hợp kim đội trên lưng bia đá lớn. Do đó mới có tên gọi dân gian là Hồ Con Rùa.
Ban đầu, khu giao lộ này được đặt tên là Công trường Chiến sĩ Tự do, đến năm 1972 thì đổi tên thành Công trường Quốc tế. Hiện, Công trường Quốc tế hiện là vòng xoay giao thông có đài phun nước nối ba đường Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân ở quận 1. Hồ Con Rùa là địa điểm dừng chân, vui chơi và thư giãn ưa thích của người dân TP HCM.
Câu 2: Bảy Hiền là ngã tư lớn, nơi giao nhau của những con đường quan trọng của thành phố. Bảy Hiền là ai?