Thạch Lam (1910-1942) sinh ra ở Hà Nội trong gia đình công chức gốc quan lại, tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân.
Thuở nhỏ, cha ông mất sớm, mẹ một mình buôn bán nuôi mẹ chồng và bảy người con. Ông chủ yếu sống ở quê ngoại phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
Thạch Lam học ban thành chung, thi đỗ trường Cao đẳng Canh Nông ở Hà Nội, nhưng chỉ học một thời gian, rồi vào trường Trung học Albert Sarraut để học thi tú tài. Sau đó, ông đi làm báo, viết văn.
Tuy là thành viên của Tự Lực văn đoàn, Thạch Lam sáng tác theo khuynh hướng riêng. Ông dành tấm lòng ưu ái, xót thương cho tầng lớp người bình dân trong xã hội. Tác phẩm chính của Thạch Lam gồm các tập truyện ngắn Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942); tiểu thuyết Ngày mới (1939); tập tiểu luận Theo dòng (1941).
Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, in ở tập Nắng trong vườn, có sự hòa quyện hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình. Gió lạnh đầu mùa trích trong tập Gió đầu mùa, được in lần đầu trên báo Đời nay năm 1937.
Câu 5: Ngoài truyện ngắn, Thạch Lam còn viết bút ký. Ông có tuyển tập bút ký nổi tiếng với nhiều bài viết ngắn viết về văn hoá, đời sống ở tỉnh, thành nào?