Công nghệ turbine gió cánh kép đồng trục dọc quay ngược chiều (VCCT) đã được ứng dụng tại Nhật Bản 15 năm, phù hợp với những nơi đông dân cư., Interesting Engineering hôm 15/7 đưa tin. Dự án nhằm đánh giá mức độ phù hợp của công nghệ turbine gió trục dọc với quần đảo này, nơi đang gặp vấn đề phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện.
Nhật Bản đã sử dụng turbine gió cánh kép đồng trục dọc quay ngược chiều (VCCT) hơn 15 năm. Công nghệ này mang lại nhiều lợi ích so với turbine gió truyền thống. VCCT có thiết kế độc đáo với hai cánh quạt quay ngược chiều. Điều này cho phép turbine sản xuất điện từ những cơn gió rất nhẹ đến gió mạnh, nhờ đó có thể thích ứng với nhiều điều kiện khác nhau. Tốc độ gió dao động từ 11 - 216 km/h, trong khi turbine trục ngang truyền thống chỉ có thể sản xuất điện với gió mạnh tối đa 71 km/h. VCCT nhỏ gọn, có trục dọc và ít gây ồn khi hoạt động, phù hợp với những nơi đông dân cư.
"Turbine gió VCCT ở Nhật Bản thậm chí có chim làm tổ bên trong, cho thấy tính an toàn và sự hòa hợp giữa chim và công nghệ này. Trung tâm Falconiformes của Nhật Bản cũng đã xác nhận tính an toàn và độ tin cậy, ít tác động đến môi trường của công nghệ mới", Kaname Takeya, nhà sáng lập kiêm CEO của Kanoa Winds, cho biết.
Dự án thử nghiệm tại Hawaii vẫn đang trong giai đoạn sơ khai. Một thiết bị VCCT cỡ nhỏ dự kiến được lắp đặt gần khu vực thử nghiệm của Cơ quan Phát triển Công nghệ Hawaii. Giai đoạn thử nghiệm này sẽ đánh giá hiệu suất của turbine, bao gồm công suất đầu ra, độ ổn định và tác động đến môi trường.
Turbine thử nghiệm sẽ thấp hơn đèn đường, cao khoảng 7 m, công suất 0,5 kW và dự kiến tạo ra 10 - 25 kWh điện mỗi ngày. Trong khi đó, một hộ gia đình trên đảo Oahu, Hawaii, sử dụng trung bình khoảng 17 kWh mỗi ngày. Kanoa Winds nhấn mạnh, công nghệ mới phù hợp để sản xuất điện tại chỗ cho hộ gia đình, doanh nghiệp, tòa nhà công cộng, đồng thời có thể cung cấp điện cho các trạm sạc xe điện, đèn, thậm chí tháp tín hiệu điện thoại di động.
Thu Thảo (Theo Interesting Engineering)