Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, cuối năm 2019, cả nước có 14,45 triệu ha rừng với 4,64 triệu ha rừng phòng hộ, tức chưa đến 1/3 tổng diện tích. Trong đó, khoảng 3,95 triệu ha là rừng phòng hộ tự nhiên và tỷ lệ rừng nguyên sinh còn nguyên vẹn chỉ đạt 0,25%.
Việc suy giảm diện tích và chất lượng rừng phòng hộ là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiên tai, tần suất và cường độ tăng cao.
Bên cạnh đó ở đô thị, tỷ lệ cây xanh khoảng 2-3 m2/người so với mức tối thiểu 10 m2/người do Liên Hiệp Quốc ban hành. Tình trạng này dần kéo theo loạt tác động tiêu cực đến tổng thể chất lượng cuộc sống cư dân thành phố lớn.
Chung tay trồng cây gây rừng
Trồng cây gây rừng, phát triển song hành với môi trường khó có thể đạt, nếu chỉ một vài cá nhân nỗ lực. Thay vào đó cần sự chung tay của cộng đồng, bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất.
Với niềm tin ấy, nhãn hàng OMO với sự đồng hành của Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã khởi xướng chiến dịch "Lấm bẩn vì màn chắn xanh Việt Nam", mục tiêu ươm mầm một triệu cây xanh trong 5 năm.
Trong năm nay, nhãn hàng đã tặng 40.000 banh hạt giống và thí điểm phương pháp rải bằng máy bay không người lái (drone).
"Phương pháp trồng rừng trên rất hiệu quả, tăng đến 50% khả năng nảy mầm của các hạt giống quý, tăng 20 lần năng suất của kiểm lâm. Nhất là tăng cường đưa hạt giống đến nhiều khu vực hiểm trở, khó tiếp cận theo cách truyền thống", đại diện nhãn hàng nói.
Bất cứ ai cũng có thể góp thêm cây xanh vào những cánh rừng lớn. Cụ thể, tương ứng với mỗi hình ảnh gieo trồng cây tại nhà được đăng tải, OMO sẽ trồng thêm một cây tại rừng. Vườn quốc gia Sông Thanh (Quảng Nam) và khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe nước trong (Quảng Bình) được thành lập sau đợt lũ 2020, được chọn đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng phòng hộ.
"Qua chương trình 'Lấm bẩn vì màn chắn xanh Việt Nam, chúng tôi mong chờ hành động của mỗi cá nhân, góp phần tạo ra thay đổi thiết thực cho môi trường. Từ những việc giản đơn như trồng cây tại nơi mình sinh sống, trực tiếp tham gia phủ xanh đất trống, đồi trọc... nhiều người thực hiện sẽ tạo nên kết quả to lớn. Đó là cách chúng ta dựng màn chắn xanh cho Việt Nam, tăng trải nghiệm của thế hệ trẻ", người đại diện nói thêm.
Sau vài tuần phát động, mảng xanh trong mỗi ngôi nhà, những câu chuyện gieo mầm, trồng cây và thông điệp "Cho mái ấm một cây, cho trái đất một rừng" được nhiều gia đình ủng hộ. Hơn ba tuần, chiến dịch đã nhận hơn 10.000 hình ảnh trồng cây tại nhà.
Trước đó vào năm 2019, OMO triển khai nhiều hoạt động thay đổi hành vi của cộng đồng, chung tay tạo những chuyển biến tích cực, bền vững cho môi trường. Nhận thấy tình trạng "trống cây, trống trải nghiệm", sự thiếu hụt mảng xanh đô thị khiến trẻ thiếu không gian vui chơi, lấm bẩn và học hỏi thêm về thế giới xung quanh, nhãn hàng đã phối hợp với Hội đồng Đội Trung ương trồng mới 30.000 cây xanh, trang bị cơ sở vật chất cho 10 sân chơi trẻ em ở 10 tỉnh thành.
Doanh nghiệp còn đồng hành với "Xanh Hà Nội", trao tặng những mảng cây xanh hình trái tim khắp thủ đô. Nhờ ý nghĩa tích cực, chiến dịch thu hút chú ý, tạo nền tảng cho giai đoạn tiếp theo.
Năm 2020, nhãn hàng tiếp tục triển khai thông điệp "Vui trồng lộc Tết, lấm bẩn gieo điều hay", khuyến khích mọi thành viên, nhất là trẻ em, cùng tham gia trao hạt mầm, trồng cây xanh để tạo thêm mảng xanh xung quanh mình.
"Thành công từ chiến dịch mỗi năm là nguồn động lực lớn nhưng chưa phải là đích đến cuối cùng. Chúng tôi hiểu rằng những nỗ lực vì mục tiêu môi trường luôn cần sự đồng lòng và bền bỉ của toàn xã hội", đại diện OMO nói thêm.
Hiếu Châu