Cũng giống như những loài mực cùng họ hàng khác, mực Doryteuthis opalescents sở hữu những tế bào có thể đổi màu để ngụy trang và để liên lạc với nhau. Nhưng các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Santa Barbara ở California, Mỹ, phát hiện ra rằng loài mực opalescent có những tế bào để tạo thành dải vân óng ánh dưới vây.
Theo Daniel DeMartini, nghiên cứu sinh tiến sỹ thuộc Đại học Santa Barbara, thì những dải vân này chỉ có ở con cái. Nguyên nhân là vì chúng có tế bào iridocytes, loại tế bào tạo ra dải vân óng ánh. Những dải vân này kết hợp với các protein có thể thay đổi theo ánh sáng khiến chúng càng sáng hơn.
Khi những vân màu này nổi, trên cơ thể mực đồng thời nổi cả mảng màu trắng, do các tế bào leucophore chỉ tạo ra màu trắng tạo thành. Chính mảng trắng này khiến lũ mực đực nhầm tưởng là tinh hoàn. Đây chính là chiêu bài được mực cái sử dụng để tránh những tên mực đực hung hăng.
Theo Live Science, các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng đổi màu của các tế bào nhằm tìm ra một mẫu quang học thích ứng có cảm ứng từ sinh học. Họ gắn camera trên cơ thể con mực để nắm bắt sự thay đổi màu sắc của vây trong môi trường sống của nó.
Mai Phương