Những năm gần đây, Lao Xa, một bản nhỏ nằm sâu trong thung lũng Sủng Là, cách trung tâm xã Sủng Là khoảng 6 km, dần được nhiều du khách biết tới với vẻ đẹp hoang sơ, yên bình. Mùa xuân là thời điểm Lao Xa đẹp nhất khi bản làng nằm sát vùng biên này thay áo. Hoa đào hồng, hoa lê trắng và hoa cải vàng bung nở trên các triền đá, trong vườn của các hộ dân, thu hút nhiều du khách đến chụp ảnh, nghỉ ngơi.
Những năm gần đây, Lao Xa, một bản nhỏ nằm sâu trong thung lũng Sủng Là, cách trung tâm xã Sủng Là khoảng 6 km, dần được nhiều du khách biết tới với vẻ đẹp hoang sơ, yên bình. Mùa xuân là thời điểm Lao Xa đẹp nhất khi bản làng nằm sát vùng biên này thay áo. Hoa đào hồng, hoa lê trắng và hoa cải vàng bung nở trên các triền đá, trong vườn của các hộ dân, thu hút nhiều du khách đến chụp ảnh, nghỉ ngơi.
Bản Lao Xa có khoảng hơn hơn 100 hộ người Mông sinh sống. Trong bản hiện còn một số ngôi nhà lợp ngói âm dương với kiến trúc ba gian, xung quanh có hàng rào và tường đá, trong sân trồng đào, mận. Mỗi ngôi nhà truyền thống như vậy giống một tổ hợp kiến trúc khép kín bốn hướng, giữa là sân vườn, cửa gỗ thấp và bao quanh là tường đá.
Bản Lao Xa có khoảng hơn hơn 100 hộ người Mông sinh sống. Trong bản hiện còn một số ngôi nhà lợp ngói âm dương với kiến trúc ba gian, xung quanh có hàng rào và tường đá, trong sân trồng đào, mận. Mỗi ngôi nhà truyền thống như vậy giống một tổ hợp kiến trúc khép kín bốn hướng, giữa là sân vườn, cửa gỗ thấp và bao quanh là tường đá.
Lần đầu tiên đến Lao Xa vào mùa xuân, anh Nguyễn Văn Ngọ, Hà Nội, ấn tượng với những nếp nhà trình tường, hàng rào đá mà người dân nơi đây vẫn gìn giữ được. Nhờ vậy, mùa xuân ở Lao Xa không chỉ đẹp mà còn có sự cổ kính và nét đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông. Anh Ngọ đã dành 3 ngày để khám phá xung quanh bản làng, ghi lại những bức ảnh hoa nở trên miền cao nguyên đá này.
Lao Xa nằm cách TP Hà Giang khoảng 130 km, có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ôtô vào đến tận bản.
Lần đầu tiên đến Lao Xa vào mùa xuân, anh Nguyễn Văn Ngọ, Hà Nội, ấn tượng với những nếp nhà trình tường, hàng rào đá mà người dân nơi đây vẫn gìn giữ được. Nhờ vậy, mùa xuân ở Lao Xa không chỉ đẹp mà còn có sự cổ kính và nét đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông. Anh Ngọ đã dành 3 ngày để khám phá xung quanh bản làng, ghi lại những bức ảnh hoa nở trên miền cao nguyên đá này.
Lao Xa nằm cách TP Hà Giang khoảng 130 km, có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ôtô vào đến tận bản.
Theo những con đường dẫn vào sâu trong bản, hình ảnh anh Ngọ bắt gặp nhiều nhất là những cây hoa đào, hoa lê nở rực rỡ.
Là thôn có kinh tế phát triển của xã Sủng Là, người dân Lao Xa có ý thức giữ gìn, bảo vệ những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc mình. Bên cạnh những cây mọc tự nhiên, rải rác bên đường, trên triền đồi, người dân Lao Xa cũng trồng thêm những đào, mận trong vườn, cạnh nhà để sắc xuân nơi đây thêm rõ nét, tạo ấn tượng với khách du lịch.
Theo những con đường dẫn vào sâu trong bản, hình ảnh anh Ngọ bắt gặp nhiều nhất là những cây hoa đào, hoa lê nở rực rỡ.
Là thôn có kinh tế phát triển của xã Sủng Là, người dân Lao Xa có ý thức giữ gìn, bảo vệ những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc mình. Bên cạnh những cây mọc tự nhiên, rải rác bên đường, trên triền đồi, người dân Lao Xa cũng trồng thêm những đào, mận trong vườn, cạnh nhà để sắc xuân nơi đây thêm rõ nét, tạo ấn tượng với khách du lịch.
Hoa đào ở Lao Xa bắt đầu nở từ giữa tháng 2 và kéo dài đến khoảng cuối tháng 3, anh Nguyễn Văn Trãi, người bản địa làm du lịch ở Hà Giang cho biết. Năm nay, Lao Xa là một trong những nơi hoa đào nở sớm nhất Hà Giang. Bắt đầu từ khoảng cuối tháng 2, nhiều du khách đã tìm đến đây để ngắm hoa đào, biểu tượng cho mùa xuân của cao nguyên đá Hà Giang.
Hoa đào ở Lao Xa bắt đầu nở từ giữa tháng 2 và kéo dài đến khoảng cuối tháng 3, anh Nguyễn Văn Trãi, người bản địa làm du lịch ở Hà Giang cho biết. Năm nay, Lao Xa là một trong những nơi hoa đào nở sớm nhất Hà Giang. Bắt đầu từ khoảng cuối tháng 2, nhiều du khách đã tìm đến đây để ngắm hoa đào, biểu tượng cho mùa xuân của cao nguyên đá Hà Giang.
Xen lẫn với mùa hoa đào là mùa hoa lê trắng, kéo dài đến khoảng cuối tháng 3. Những cây hoa nở rộ với hậu cảnh là tường đất, mái lợp ngói âm dương đã trở thành hình ảnh đặc trưng của Lao Xa nói riêng và những bản làng của người Mông ở Hà Giang nói chung.
Trước đây, Lao Xa có một góc ảnh nổi tiếng với cây hoa đào mọc trước bức tường đá cao khoảng hơn một mét, phía sau tường đá là ngôi nhà trình tường. "Đáng tiếc góc ảnh đó đã không còn", anh Nguyễn Sỹ Đức, làm du lịch ở Hà Giang 5 năm chia sẻ.
Xen lẫn với mùa hoa đào là mùa hoa lê trắng, kéo dài đến khoảng cuối tháng 3. Những cây hoa nở rộ với hậu cảnh là tường đất, mái lợp ngói âm dương đã trở thành hình ảnh đặc trưng của Lao Xa nói riêng và những bản làng của người Mông ở Hà Giang nói chung.
Trước đây, Lao Xa có một góc ảnh nổi tiếng với cây hoa đào mọc trước bức tường đá cao khoảng hơn một mét, phía sau tường đá là ngôi nhà trình tường. "Đáng tiếc góc ảnh đó đã không còn", anh Nguyễn Sỹ Đức, làm du lịch ở Hà Giang 5 năm chia sẻ.
Đến đây vào ngày 18/2, Lao Xa gây ấn tượng cho chị Mai Nguyễn, Hà Nội (ảnh) ngay lần gặp đầu tiên với vẻ đẹp kết hợp giữa thiên nhiên, văn hóa và con người. "Ở miền cao nguyên chủ yếu là đất, đá khô cằn, có lẽ chỉ đến mùa xuân mới cảm thấy sức sống tràn ngập một cách rõ rệt", chị chia sẻ.
Đến đây vào ngày 18/2, Lao Xa gây ấn tượng cho chị Mai Nguyễn, Hà Nội (ảnh) ngay lần gặp đầu tiên với vẻ đẹp kết hợp giữa thiên nhiên, văn hóa và con người. "Ở miền cao nguyên chủ yếu là đất, đá khô cằn, có lẽ chỉ đến mùa xuân mới cảm thấy sức sống tràn ngập một cách rõ rệt", chị chia sẻ.
Lao Xa không chỉ đẹp bởi cảnh sắc thiên nhiên mà còn đẹp bởi sự giản dị, thật thà của con người. Người dân bản thân thiện và trẻ em hồn nhiên như đúng độ tuổi của chúng, "không có nhiều sự thương mại hóa như một số nơi khác", anh Ngọ và chị Mai nhận xét.
Lao Xa không chỉ đẹp bởi cảnh sắc thiên nhiên mà còn đẹp bởi sự giản dị, thật thà của con người. Người dân bản thân thiện và trẻ em hồn nhiên như đúng độ tuổi của chúng, "không có nhiều sự thương mại hóa như một số nơi khác", anh Ngọ và chị Mai nhận xét.
Để có nhiều thời gian khám phá bản làng, anh Ngọ khuyên du khách nên nghỉ lại qua đêm tại một ngôi nhà cổ trong bản với giá 300.000 - 500.000 đồng một đêm. Chủ homestay là người bản địa nên những vật dụng, chi tiết trang trí, khung cảnh đều mang đậm bản sắc văn hóa của người đồng bào dân tộc Mông. Du khách có thể chạm tay vào bức tường đất đã nhuốm màu thời gian, ngắm nhìn từng viên ngói âm dương phủ rêu phong, sống và sinh hoạt như người bản địa.
Để có nhiều thời gian khám phá bản làng, anh Ngọ khuyên du khách nên nghỉ lại qua đêm tại một ngôi nhà cổ trong bản với giá 300.000 - 500.000 đồng một đêm. Chủ homestay là người bản địa nên những vật dụng, chi tiết trang trí, khung cảnh đều mang đậm bản sắc văn hóa của người đồng bào dân tộc Mông. Du khách có thể chạm tay vào bức tường đất đã nhuốm màu thời gian, ngắm nhìn từng viên ngói âm dương phủ rêu phong, sống và sinh hoạt như người bản địa.
Quỳnh Mai
Ảnh: Nguyễn Văn Ngọ
- Cẩm nang du lịch Hà Giang
- Cẩm nang du lịch Đồng Văn
- 48 giờ ở Hà Giang
- Muôn hoa khoe sắc ở Hà Giang
- Trải nghiệm 'làng địa ngục' ngoài đời thực ở Hà Giang