Người trả giá để mua lại văn bản, doanh nhân người Mỹ David Rubenstein, cho hay, ông muốn nó vẫn được lưu lại trên đất Mỹ. Văn bản này vốn được trưng bày tại Cục Văn thư lưu trữ và Kỷ lục Quốc gia Mỹ từ năm 1988.
![]() |
Bản chép tay Đại hiến chương Anh trị giá 21,3 triệu USD. Ảnh: Reuters. |
Đây là bản chép Đại hiến chương, còn gọi là Magna Carta, cuối cùng ở Mỹ và là một trong 17 bản chép tay của Đại hiến chương gốc có từ năm 1297. Nó được Quỹ Perot của tỷ phú kiêm cựu ứng cử viên Tống thống Mỹ Ross Perot đưa ra bán đấu giá để làm từ thiện. Trước đó, nó được tỷ phú này mua lại và giao cho Cục Văn thư lưu trữ Mỹ quản lý.
Bản Đại hiến pháp được vua John của Anh ban hành năm 1215, dưới sự ép buộc của các nam tước nổi loạn và đến năm 1297, văn bản này được luật hóa.
Bản chép tay này được nhà đấu giá Sotheby's đánh giá là "văn bản quan trọng nhất thế giới", trong đó thiết lập quyền của người dân Anh và hạn chế quyền lực của nhà vua.
Sau này Mỹ xây dựng Hiến pháp và Tuyên ngôn độc lập theo những quan điểm do Magna Carta đưa ra, trong đó trích dẫn nhiều ý và từ ngữ từ văn bản này.
Khi được hỏi sẽ sẵn sàng trả giá bao nhiêu để mua bản Đại hiến chương, Rubenstein đã trả lời: "Tôi không nghĩ có thể ra giá cho tự do".
Hiện kỷ lục về giá bán một văn bản thuộc về một bản thảo của Leonardo da Vinci có tên Codex với giá 30,8 USD.
Nguyễn Minh (theo Reuters)