Huỳnh Phúc Hậu, sinh năm 1966, là nhiếp ảnh gia sinh ra và lớn lên ở Châu Đốc, An Giang. Ngoài đam mê săn ảnh ông còn công tác tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện Đa khoa An Giang. Ông nhận danh hiệu nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam năm 2009. Năm 2016 ông từng tổ chức triển lãm cá nhân An Giang mùa nước nổi.
Bộ ảnh dưới đây được ông thực hiện trong nhiều năm, giới thiệu đến độc giả vẻ đẹp của những cánh đồng mênh mông nước, chủ yếu tại vùng Châu Đốc và Tịnh Biên của tỉnh An Giang bởi có thể trong tương lai sẽ không còn nhiều.
Huỳnh Phúc Hậu, sinh năm 1966, là nhiếp ảnh gia sinh ra và lớn lên ở Châu Đốc, An Giang. Ngoài đam mê săn ảnh ông còn công tác tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện Đa khoa An Giang. Ông nhận danh hiệu nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam năm 2009. Năm 2016 ông từng tổ chức triển lãm cá nhân An Giang mùa nước nổi.
Bộ ảnh dưới đây được ông thực hiện trong nhiều năm, giới thiệu đến độc giả vẻ đẹp của những cánh đồng mênh mông nước, chủ yếu tại vùng Châu Đốc và Tịnh Biên của tỉnh An Giang bởi có thể trong tương lai sẽ không còn nhiều.
An Giang đón lũ từ thượng nguồn sông Mekong. Nước lũ mang theo những đàn cá tôm về sinh sống trên những cánh đồng, là thời điểm lý tưởng để người dân đánh bắt. Trong ảnh cậu bé đi bắt cá trong ánh hoàng hôn rực rỡ tại Tha La, Vĩnh Tế, Châu Đốc.
An Giang đón lũ từ thượng nguồn sông Mekong. Nước lũ mang theo những đàn cá tôm về sinh sống trên những cánh đồng, là thời điểm lý tưởng để người dân đánh bắt. Trong ảnh cậu bé đi bắt cá trong ánh hoàng hôn rực rỡ tại Tha La, Vĩnh Tế, Châu Đốc.
Đàn bò đi về trên bờ kênh Tha La, Châu Đốc. Lúc này đập Tha La chưa xả lũ nên nước chỉ ngập đến chân ruộng. An Giang còn có lễ hội đua bò Bảy Núi rất nổi tiếng thường diễn ra từ 29/8 đến mùng 1/9 Âm lịch hàng năm, tuy nhiên 2 năm nay không tổ chức vì Covid-19.
Đàn bò đi về trên bờ kênh Tha La, Châu Đốc. Lúc này đập Tha La chưa xả lũ nên nước chỉ ngập đến chân ruộng. An Giang còn có lễ hội đua bò Bảy Núi rất nổi tiếng thường diễn ra từ 29/8 đến mùng 1/9 Âm lịch hàng năm, tuy nhiên 2 năm nay không tổ chức vì Covid-19.
Chăn vịt trên đồng lũ ở Nhơn Hưng, Tịnh Biên. Lũ về bồi đắp phù sa, cuốn trôi lớp đất phèn, trong khi đó những hạt lúa còn sót lại trên cánh đồng sau mùa gặt và các loại ốc là nguồn thức ăn trù phú cho vịt, nên người dân tiết kiệm được thức ăn cho chúng.
Chăn vịt trên đồng lũ ở Nhơn Hưng, Tịnh Biên. Lũ về bồi đắp phù sa, cuốn trôi lớp đất phèn, trong khi đó những hạt lúa còn sót lại trên cánh đồng sau mùa gặt và các loại ốc là nguồn thức ăn trù phú cho vịt, nên người dân tiết kiệm được thức ăn cho chúng.
Tác giả chia sẻ, mỗi bức ảnh sáng tác là một câu chuyện và để lại nhiều cảm xúc. Trong ảnh là đôi vợ chồng đang hái bông súng ma ở Vĩnh Tế, Châu Đốc, giáp biên giới Campuchia. Từ sáng sớm, họ di chuyển bằng xuồng máy vào bưng đồng xa xôi để hái đến khi hoa đầy thuyền mới về và bán được hơn 100.000 đồng/ngày.
Bông súng ma hay còn bông súng cơm là những món quà của thiên nhiên ban tặng cho những người dân Khmer nghèo An Giang. Loại súng này chỉ mọc ở những đầm nước lâu năm, thường có cọng dài 2-5 m và có bông màu trắng, tím.
Tác giả chia sẻ, mỗi bức ảnh sáng tác là một câu chuyện và để lại nhiều cảm xúc. Trong ảnh là đôi vợ chồng đang hái bông súng ma ở Vĩnh Tế, Châu Đốc, giáp biên giới Campuchia. Từ sáng sớm, họ di chuyển bằng xuồng máy vào bưng đồng xa xôi để hái đến khi hoa đầy thuyền mới về và bán được hơn 100.000 đồng/ngày.
Bông súng ma hay còn bông súng cơm là những món quà của thiên nhiên ban tặng cho những người dân Khmer nghèo An Giang. Loại súng này chỉ mọc ở những đầm nước lâu năm, thường có cọng dài 2-5 m và có bông màu trắng, tím.
Các loại rau đồng được xem là đặc sản của miền Tây, trong đó phải kể đến bông súng, bông điên điển, hẹ nước và rau nhút (ảnh) góp phần mang lại nguồn thu nhập cho người dân. Bức ảnh được chụp vào một buổi chiều nắng vàng trên dòng kênh Trà Sư, Nhơn Hưng, Tịnh Biên.
Rau nhút thuộc loài thủy sinh, lá nhỏ, thân mềm, phát triển nhanh, nước lên tới đâu, rau nổi bồng bềnh theo tới đó. Khi chạm tay vào, những cánh lá sẽ rụt lại. Sau khi hái lặt bớt lá, các cọng non được sử dụng như rau sạch, nấu canh chua, nhúng lẩu hay ăn sống với mắm kho, cá kho.
Các loại rau đồng được xem là đặc sản của miền Tây, trong đó phải kể đến bông súng, bông điên điển, hẹ nước và rau nhút (ảnh) góp phần mang lại nguồn thu nhập cho người dân. Bức ảnh được chụp vào một buổi chiều nắng vàng trên dòng kênh Trà Sư, Nhơn Hưng, Tịnh Biên.
Rau nhút thuộc loài thủy sinh, lá nhỏ, thân mềm, phát triển nhanh, nước lên tới đâu, rau nổi bồng bềnh theo tới đó. Khi chạm tay vào, những cánh lá sẽ rụt lại. Sau khi hái lặt bớt lá, các cọng non được sử dụng như rau sạch, nấu canh chua, nhúng lẩu hay ăn sống với mắm kho, cá kho.
Thôn nữ hái bông điên điển dọc bờ kênh Vĩnh Tế, Châu Đốc. Mỗi mùa điên điển, người dân sẽ chống xuồng đến từng bờ đê hái về làm rau ăn trong mỗi bữa cơm với các món như làm dưa chua, nấu canh chua, làm gỏi, xào với tép đồng hoặc ăn sống chấm cá kho.
Thôn nữ hái bông điên điển dọc bờ kênh Vĩnh Tế, Châu Đốc. Mỗi mùa điên điển, người dân sẽ chống xuồng đến từng bờ đê hái về làm rau ăn trong mỗi bữa cơm với các món như làm dưa chua, nấu canh chua, làm gỏi, xào với tép đồng hoặc ăn sống chấm cá kho.
Đặc biệt, khi bông điên điển nở vàng rực cũng là lúc những con cá linh theo dòng nước lũ đổ về trên các sông và ao rạch. Cá linh non đầu mùa thì làm món nhúng giấm, cá linh cuối mùa đã lớn thì làm mắm cá linh.
“Đến vùng nước nổi An Giang mà chưa ăn được cá linh thì coi như chưa đến. Trong tiết trời se lạnh từ gió bấc phương bắc thổi về, hình ảnh nước tràn đồng và cùng thưởng thức các món ăn đậm đà từ cá linh, bông điên điển mang đến hương vị không thể nào quên”, nhiếp ảnh gia kể.
Đặc biệt, khi bông điên điển nở vàng rực cũng là lúc những con cá linh theo dòng nước lũ đổ về trên các sông và ao rạch. Cá linh non đầu mùa thì làm món nhúng giấm, cá linh cuối mùa đã lớn thì làm mắm cá linh.
“Đến vùng nước nổi An Giang mà chưa ăn được cá linh thì coi như chưa đến. Trong tiết trời se lạnh từ gió bấc phương bắc thổi về, hình ảnh nước tràn đồng và cùng thưởng thức các món ăn đậm đà từ cá linh, bông điên điển mang đến hương vị không thể nào quên”, nhiếp ảnh gia kể.
Ảnh chụp lúc người đàn ông lùa trâu qua kênh Vĩnh Tế để đến vùng đất cao có nhiều cỏ nước chưa ngập để cho trâu ăn, chiều lại lùa trâu về. Bức ảnh làm nhiếp ảnh gia nhớ đến bộ phim “Mùa len trâu” với những cảnh quay tại An Giang của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh công chiếu vào năm 2004.
Ảnh chụp lúc người đàn ông lùa trâu qua kênh Vĩnh Tế để đến vùng đất cao có nhiều cỏ nước chưa ngập để cho trâu ăn, chiều lại lùa trâu về. Bức ảnh làm nhiếp ảnh gia nhớ đến bộ phim “Mùa len trâu” với những cảnh quay tại An Giang của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh công chiếu vào năm 2004.
Trong các chuyến sáng tác ảnh, bức ảnh để lại cho anh nhiều xúc cảm nhất chính là “Bà má An Giang” đang bó bông súng trên bờ kênh Vĩnh Tế. “Khi đi ngang qua bờ kênh thấy bà cụ đẹp lão với nở nụ cười tươi bên các bông súng nên tôi dừng lại xin chụp. Một tháng sau quay lại tặng ảnh cho bà thì mới hay tin bà đã mất”, tác giả kể.
Trong các chuyến sáng tác ảnh, bức ảnh để lại cho anh nhiều xúc cảm nhất chính là “Bà má An Giang” đang bó bông súng trên bờ kênh Vĩnh Tế. “Khi đi ngang qua bờ kênh thấy bà cụ đẹp lão với nở nụ cười tươi bên các bông súng nên tôi dừng lại xin chụp. Một tháng sau quay lại tặng ảnh cho bà thì mới hay tin bà đã mất”, tác giả kể.
"Vũ điệu" cất vó lúc hoàng hôn trên cánh đồng ngập nước Tha La tạo nên một bức tranh thiên nhiên độc đáo. Mỗi ngày bầu trời bình minh hoặc hoàng hôn có những màu sắc khác nhau và không hề trùng lặp.
"Vũ điệu" cất vó lúc hoàng hôn trên cánh đồng ngập nước Tha La tạo nên một bức tranh thiên nhiên độc đáo. Mỗi ngày bầu trời bình minh hoặc hoàng hôn có những màu sắc khác nhau và không hề trùng lặp.
Chiều yên bình trên đồng lũ Trà Sư, Tịnh Biên. Theo nhiếp ảnh gia Huỳnh Phúc Hậu, mùa nước nổi là một phần của cuộc sống. Vào những năm 2000, lũ về ngập cả cánh đồng, thường đến hết tháng 11 nước mới rút hết, bức tranh nhịp sống mùa lũ rất nhộn nhịp.
Tuy nhiên, dần dần mùa nước lũ chỉ còn trong ký ức, như năm trước lũ về ít cùng với Covid-19 nên ông không đi chụp. Còn năm nay, đầu tháng 10 nhưng lũ vẫn chưa về, mực nước còn chưa ngập đồng bên biên giới Campuchia, và ông vẫn trông ngóng lũ về.
Chiều yên bình trên đồng lũ Trà Sư, Tịnh Biên. Theo nhiếp ảnh gia Huỳnh Phúc Hậu, mùa nước nổi là một phần của cuộc sống. Vào những năm 2000, lũ về ngập cả cánh đồng, thường đến hết tháng 11 nước mới rút hết, bức tranh nhịp sống mùa lũ rất nhộn nhịp.
Tuy nhiên, dần dần mùa nước lũ chỉ còn trong ký ức, như năm trước lũ về ít cùng với Covid-19 nên ông không đi chụp. Còn năm nay, đầu tháng 10 nhưng lũ vẫn chưa về, mực nước còn chưa ngập đồng bên biên giới Campuchia, và ông vẫn trông ngóng lũ về.
Huỳnh Phương
Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu