Cánh dù lượn trên mùa vàng Tú Lệ. Giữa tháng 9, đầu tháng 10 là thời gian lý tưởng để ngắm các thửa ruộng bậc thang tại Yên Bái vào mùa lúa chín. Đây cũng là lúc những người yêu thích chụp hình trên cả nước tìm đến sáng tác ảnh.
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Tấn Tuấn (TP HCM) vừa có chuyến săn ảnh cùng đồng nghiệp với hành trình từ Tú Lệ (huyện Văn Chấn) đến các bản Lìm Mông, Lìm Thái - thung lũng Cao Phạ - đèo Khau Phạ và cung đường Chế Cu Nha - La Pán Tẩn - Lao Chải - Sáng Nhù (huyện Mù Cang Chải).
Cánh dù lượn trên mùa vàng Tú Lệ. Giữa tháng 9, đầu tháng 10 là thời gian lý tưởng để ngắm các thửa ruộng bậc thang tại Yên Bái vào mùa lúa chín. Đây cũng là lúc những người yêu thích chụp hình trên cả nước tìm đến sáng tác ảnh.
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Tấn Tuấn (TP HCM) vừa có chuyến săn ảnh cùng đồng nghiệp với hành trình từ Tú Lệ (huyện Văn Chấn) đến các bản Lìm Mông, Lìm Thái - thung lũng Cao Phạ - đèo Khau Phạ và cung đường Chế Cu Nha - La Pán Tẩn - Lao Chải - Sáng Nhù (huyện Mù Cang Chải).
Đồi mâm xôi được chụp khoảng 6 giờ sáng, lúc nắng bắt đầu le lói chiếu rọi trên lúa chín và trời vẫn còn huyền ảo trong làn sương mây.
Thửa ruộng này thuộc bản Hán Xung, xã La Pán Tẩn trở thành biểu tượng của Mù Cang Chải, khiến bất kỳ ai đặt chân đến vùng cao này cũng hỏi đường lên thăm.
Đồi mâm xôi được chụp khoảng 6 giờ sáng, lúc nắng bắt đầu le lói chiếu rọi trên lúa chín và trời vẫn còn huyền ảo trong làn sương mây.
Thửa ruộng này thuộc bản Hán Xung, xã La Pán Tẩn trở thành biểu tượng của Mù Cang Chải, khiến bất kỳ ai đặt chân đến vùng cao này cũng hỏi đường lên thăm.
Ruộng bậc thang cạnh đồi “mâm xôi”, xã La Pán Tẩn. Địa danh này nằm ở độ cao hơn 1.000 m, cách trung tâm huyện Mù Cang Chải khoảng 10 km. Người dân tộc Mông cải tạo sườn núi thành ruộng bậc thang từ hàng trăm năm trước và đến nay vẫn dùng để trồng trọt.
Ruộng bậc thang cạnh đồi “mâm xôi”, xã La Pán Tẩn. Địa danh này nằm ở độ cao hơn 1.000 m, cách trung tâm huyện Mù Cang Chải khoảng 10 km. Người dân tộc Mông cải tạo sườn núi thành ruộng bậc thang từ hàng trăm năm trước và đến nay vẫn dùng để trồng trọt.
Xa xa, các nhiếp ảnh gia cùng nhau tác nghiệp quanh khu vực đồi mâm xôi. Tại Mù Cang Chải còn nhiều khu vực thu hút các tay máy bởi đường nét được cho là giống móng ngựa, mũi giày, con mắt…
Xa xa, các nhiếp ảnh gia cùng nhau tác nghiệp quanh khu vực đồi mâm xôi. Tại Mù Cang Chải còn nhiều khu vực thu hút các tay máy bởi đường nét được cho là giống móng ngựa, mũi giày, con mắt…
Ruộng bậc thang chín vàng ở xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải uốn lượn bên nếp nhà tạo nên khung hình đẹp như tranh vẽ.
Ruộng bậc thang chín vàng ở xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải uốn lượn bên nếp nhà tạo nên khung hình đẹp như tranh vẽ.
Góc chụp được nhiều nhiếp ảnh gia ưa thích tại vòng cung ruộng bậc thang Sáng Nhù, có hình dáng được cho là giống móng ngựa. “Quá trình săn ảnh mùa lúa chín giúp các anh em nhiếp ảnh hòa nhập, kết bạn và cùng nhau chia sẻ về niềm đam mê nhiếp ảnh”, tác giả kể lại.
Góc chụp được nhiều nhiếp ảnh gia ưa thích tại vòng cung ruộng bậc thang Sáng Nhù, có hình dáng được cho là giống móng ngựa. “Quá trình săn ảnh mùa lúa chín giúp các anh em nhiếp ảnh hòa nhập, kết bạn và cùng nhau chia sẻ về niềm đam mê nhiếp ảnh”, tác giả kể lại.
Tại các điểm tham quan ruộng bậc thang nổi tiếng ở Mù Cang Chải, khách tham quan có thể liên hệ người dân địa phương để thuê porter và xe ôm trong chuyến đi. Nếu tới đây lần đầu tiên, bạn có thể nhờ họ dẫn đường tới những điểm có phong cảnh đẹp.
Tại các điểm tham quan ruộng bậc thang nổi tiếng ở Mù Cang Chải, khách tham quan có thể liên hệ người dân địa phương để thuê porter và xe ôm trong chuyến đi. Nếu tới đây lần đầu tiên, bạn có thể nhờ họ dẫn đường tới những điểm có phong cảnh đẹp.
Người mẹ địu con trên ruộng bậc thang. Những người dân tộc tại đây cũng thường được các nhiếp ảnh gia nhờ hoặc thuê để tạo dáng chụp ảnh giữa khung cảnh mùa vàng.
Người mẹ địu con trên ruộng bậc thang. Những người dân tộc tại đây cũng thường được các nhiếp ảnh gia nhờ hoặc thuê để tạo dáng chụp ảnh giữa khung cảnh mùa vàng.
Huỳnh Phương
Ảnh: Nguyễn Tấn Tuấn