![]() |
Một cảnh trong bộ phim "Chiều tà thu muộn". |
Nhưng cũng bởi vì sự thiếu trầm trọng này, các diễn viên được sử dụng hết công suất, có anh mới trong Điện ảnh chiều thứ bảy là lái xe thì đến Văn nghệ Chủ nhật đã chuyển sang làm nhà báo; có anh đang làm bộ đội trên VTV1, chuyển sang kênh VTV3 lại đang đóng vai công an, sang HTV là kẻ cướp, không biết đâu mà lần. Đó là chưa kể chỉ có mấy nhóm lồng tiếng nên chất giọng phim nào cũng na ná phim nào.
Lý giải cho cái đồ thị nằm ngang của chất lượng phim truyền hình, nhiều người cho rằng ngoài vai trò của đạo diễn và biên kịch, vai trò của lớp diễn viên truyền hình này cũng quan trọng chẳng kém. Ngay như nhà văn Lê Lựu, đồng tác giả kịch bản Sóng ở đáy sông, đã cho rằng một phần thành công của phim là nhờ các diễn viên, họ rất trẻ và mới song diễn rất tốt, tạo được ấn tượng với người xem.
Nhưng có quá nhiều cơ hội, nhiều lời chào mời, hình như cũng đồng nghĩa với sự thiếu cố gắng. Việc chọn kịch bản hay học lời thoại trước khi đi quay giờ đã trở nên quá xưa, khi diễn viên cứ diễn, đạo diễn ngoài việc chỉ đạo diễn xuất còn phải lăm lăm kịch bản phân cảnh để nhắc thoại. Việc một diễn viên trẻ nói suốt buổi chiều không tròn một câu thoại đã trở nên "chuyện thường ngày".
Một đạo diễn phim truyền hình có tên tuổi ở phía bắc đã than thở: "Tạo cơ hội cho diễn viên mới, cho các sinh viên của Trường Sân khấu - Điện ảnh rồi đấy nhưng nhiều em trong số đó diễn còn kém. Tất nhiên cơ hội cho mọi người là không bao giờ ngang nhau, bởi những em có khả năng diễn xuất sẽ nhanh chóng được nhớ đến và điều đó cũng đồng nghĩa với việc em ấy không thể không lặp lại mình khi có nhiều lời mời".
Lan Anh, Tuổi Trẻ, 5/1.