Thời gian gần đây, bà Trần Thùy Minh (60 tuổi, TP HCM) thường xuyên đối mặt với những cơn đau nhức vùng đầu gối và các khớp xương. Nghĩ rằng bệnh tuổi già, bà Minh cố gắng chịu đựng. Đến khi ngực nhói đau, bà mới đi khám lão khoa. Bà được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm máu, chụp X-quang, đo mật độ xương. Kết quả, bà Minh bị loãng xương, tăng cholesterol khá cao, có thể dẫn đến các cơn đau tim mà biểu hiện rõ ràng là đau nhói ở ngực. Bác sĩ đề nghị bà Minh điều chỉnh và tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để phòng ngừa biến cố tim mạch. Đặc biệt, bà cần đến bệnh viện thăm khám ngay khi có dấu hiệu của cơn đau tim như: đau giữa ngực và đau cánh tay, vai trái, khuỷu tay, lưng, khó thở, choáng váng hoặc ngất xỉu...

Nên kiểm tra sức khỏe khi có dấu hiệu đau ngực. Ảnh: Freepik
Theo nghiên cứu của hai bác sĩ Yulu Yang và Yun Huang (Khoa Lão khoa, Bệnh viện Union, Cao đẳng Y khoa Tongji, Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung, TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc), người bệnh loãng xương có nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 2,5 lần so với bình thường. Những nỗ lực ngăn ngừa loãng xương có giá trị làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch một cách gián tiếp.
Nhiều tài liệu tại Thư viện Y khoa quốc gia Mỹ đã chỉ ra mối liên hệ giữa các bệnh tim mạch và nguy cơ loãng xương, cũng như mối tương quan giữa cholesterol cao với mật độ khoáng xương thấp - một yếu tố dự báo mạnh về loãng xương.
TS.BS Nguyễn Thị Hậu, Nguyên phó trưởng Khoa Tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, tăng cholesterol máu sẽ làm xơ vữa động mạch, hẹp mạch máu, dẫn đến nhiều bệnh lý như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đái tháo đường... Tăng cholesterol xảy ra ở 30% dân số Việt Nam. Tình trạng này nghiêm trọng ở phụ nữ trên 50 tuổi khi có hơn 53,2% bị tăng cholesterol máu toàn phần, tỷ lệ tương ứng ở nhóm dân số trên 50 tuổi là 44%.
Theo TS.BS Nguyễn Thị Hậu, ba yếu tố nguy cơ trung gian gây bệnh tim mạch gồm tăng cholesterol máu, tăng huyết áp và tăng đường huyết. Tuy nhiên, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp kiểm soát và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ trên. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thực phẩm chứa Plant sterols, Omega 3, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, chế độ ăn ít muối, nhiều rau xanh và trái cây là chế độ ăn tối ưu cho sức khỏe tim mạch.
Trong đó, Plant sterols (còn gọi là phytosterol hoặc sterol thực vật) là một hợp chất làm giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu) trong máu bằng cách can thiệp và làm giảm sự hấp thụ cholesterol ở ruột non. Mỗi ngày, nếu tiêu thụ 1,5-2,4 gram thực phẩm chứa Plant sterols sẽ giúp giảm cholesterol LDL trung bình từ 7% - 10,5%, giúp giảm nguy cơ bệnh mạch vành. Các nguồn thực phẩm tự nhiên chính của Plant sterols là dầu thực vật, các loại hạt, chất béo dạng phết, các sản phẩm từ sữa ít béo, bánh mì, ngũ cốc và rau.
Omega 3 là chất béo chưa bão hòa, có nhiều trong cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích và cá mòi, giúp giảm triglyceride trong máu, kháng viêm. Với người trưởng thành, mức tiêu thụ được Omega 3 được khuyến cáo là 250 mg/ngày để giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch, tuy nhiên không cao hơn 2 g/ngày.
Trong hành trình bảo vệ sức khỏe tim mạch, không thể thiếu Folate (còn gọi vitamin B9 hoặc axit folic) và vitamin B12 vì làm giảm các nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, phình động mạch chủ, đột quỵ. Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu khuyến cáo tiêu thụ liều lượng Folate hàng ngày ở mức 400 microgram.
Các chuyên gia khuyến cáo, chế độ dinh dưỡng tốt cho hệ tim mạch không bao giờ là quá sớm và cần duy trì ở mọi độ tuổi. Đồng thời, cần kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên, quản lý căng thẳng, kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu với khoảng 17,9 triệu người chết mỗi năm. Tương tự, tại Việt Nam, bệnh tim mạch gây ra khoảng 200.000 ca tử vong mỗi năm (thông tin tại Cổng thông tin Bộ Y tế). Con số này cao hơn tổng số tử vong do ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường cộng lại. Đáng ngại, bệnh lý tim mạch hiện nay không chỉ xảy ra người già mà đang ngày càng trẻ hóa, xảy ra cả trong nhóm từ 18 đến 45 tuổi do chế độ ăn uống kém, ít vận động. Giới chuyên môn lo ngại về một đại dịch bệnh tim mạch mới ở nhóm dân số trẻ này khi họ già đi.
Kim Anh
Anlene Heart Plus là thực phẩm bổ sung với các dưỡng chất thiết yếu có lợi cho sức khỏe tim mạch gồm Plant Sterols, Omega 3, Folate, vitamin B12, kali..., sản phẩm có thể bổ sung dễ dàng và tiện lợi vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Đặc biệt, thành phần Plant sterols trong Anlene Heart Plus giúp hỗ trợ giảm 10% cholesterol xấu trong máu sau ba tuần. Bổ sung hai ly sữa Anlene Heart Plus mỗi ngày sẽ cung cấp 1,5g Plant sterols.
Bên cạnh đó, Anlene Heart Plus có chỉ số đường huyết thấp (GI 13.5). Chế độ ăn có chỉ số đường huyết thấp có thể giúp kiểm soát đường huyết và giảm cân với người tiền tiểu đường hoặc tiểu đường.
Anlene Heart Plus còn chứa hệ dưỡng chất Move Pro gồm đạm, canxi, magiê và kẽm, collagen và vitamin C hỗ trợ cơ xương khớp.