Cách trẻ chơi, học, nói, và hành động là những đầu mối quan trọng về sự phát triển của trẻ. Các cột mốc phát triển là những điều đa số trẻ có thể làm ở một lứa tuổi nào đó.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, nguyên Trưởng khoa Tâm lý, cố vấn tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) đưa ra một số gợi ý về những điều đa số trẻ làm ở sinh nhật thứ nhất:
Về mặt xã hội, cảm xúc
- Trẻ nhút nhát hoặc dễ bị kích thích với người lạ.
- Khóc khi cha mẹ rời khỏi.
- Có những đồ hoặc người được ưa thích.
- Tỏ vẻ sợ trong vài tình huống.
- Đưa cho bạn một quyển sách khi trẻ muốn nghe một câu truyện.
- Lặp lại âm thanh hoặc hành động để gây sự chú ý.
- Đưa tay hoặc chân để giúp mặc áo quần.
- Chơi ú òa.
Về ngôn ngữ, giao tiếp
- Đáp ứng với những yêu cầu đơn giản bằng lời nói.
- Dùng cử chỉ đơn giản, như lắc đầu "không” hoặc vẫy tay tạm biệt.
- Phát âm thanh với sự thay đổi giọng, giống như lời nói.
- Nói "ma ma” và “đa đa” và thán từ như “ú ồ!”.
- Thử nói những từ bạn nói.
- Nhận thức (học, nghĩ, giải quyết vấn đề).
- Khám phá đồ vật bằng nhiều cách, như lắc, đập, ném.
- Tìm vật được giấu một cách dễ dàng.
- Nhìn đúng hình hoặc vật khi được nói tên.
- Bắt chước cử chỉ.
- Bắt đầu dùng đúng đồ vật, ví dụ: uống từ ly, chải tóc.
- Đập hai vật với nhau, để đồ vào và lấy đồ ra từ vật chứa.
- Thọc với ngón trỏ.
- Theo sự hướng dẫn đơn giản như “nhặt đồ chơi lên”.
Về cử động, phát triển thể chất
- Có thể nâng đầu lên và bắt đầu đẩy lên khi nằm sấp.
- Cử động nhẹ hơn với tay chân.
Bác sĩ Thanh khuyến cáo, cần nói với bác sĩ về các mốc mà trẻ đã đạt được và những điều kỳ vọng cho giai đoạn kế tiếp.
Cần gặp bác sĩ ngay khi trẻ có các biểu hiện
- Không bò.
- Không thể đứng có hỗ trợ.
- Không tìm được những vật bé thấy bạn giấu.
- Không nói những từ đơn giản như “ma ma” hoặc “đa đa”.
- Không học những cử chỉ như vẫy tay hoặc lắc đầu.
- Không chỉ đồ vật bằng ngón trỏ.
- Mất các kỹ năng đã đạt được.
Lê Phương