Chia sẻ với VnExpress, ông Vũ Chí Thành cho biết, mô hình Phổ thông Cao đẳng hiện nay không còn đơn thuần là học nghề như trước. Chương trình này đảm bảo học sinh có trình độ văn hóa cần thiết, đồng thời, giúp học sinh phát triển đúng sở trường, sớm tiếp cận nghề nghiệp theo nguyện vọng.
- Theo ông, quan niệm về học nghề tại Việt Nam có sự thay đổi thế nào so với trước đây?
- Trước đây học nghề là một sự lựa chọn sau cùng, thường bị định kiến chỉ dành cho học sinh yếu, năng lực học tập không phù hợp với việc học quá nhiều môn lý thuyết. Hiện tại, đây lại là hướng đi theo nguyện vọng, nhu cầu của gia đình và học sinh.
Gen Z (sinh năm 1997-2012) có điều kiện để tiếp cận với các xu hướng mới, năng động và chủ động hơn. Do đó, các bạn có thể tự quyết định theo đuổi lĩnh vực mình yêu thích. Đồng thời, các trường đào tạo nghề nghiệp cũng có sự đầu tư, nội dung thực hành sát thực tế, cách thức dạy lý thuyết khơi nguồn cảm hứng cho người học nên cũng dần xóa bỏ được định kiến ban đầu.
Nhìn chung, mục đích đào tạo của mọi bậc học là giúp các bạn trẻ có nghề nghiệp vững chắc. Nếu thực hiện tốt việc phân luồng học nghề sau THCS, các em sẽ thêm sự lựa chọn để quyết định con đường học tập phù hợp nhất, đảm bảo tương lai.
- Mô hình đào tạo Phổ thông Cao đẳng - dạy nghề ngay sau khi tốt nghiệp THCS tại Việt Nam đang gặp vấn đề gì?
- Về lợi thế, sự định hướng phân luồng học sinh đang dần được quan tâm. Đây cũng là xu hướng phổ biến tại các nước có nền giáo dục tiến bộ trên thế giới. Việc xác định tỷ lệ phân luồng không chỉ giúp học sinh đi đúng hướng mà còn giảm áp lực cạnh tranh việc làm và tỷ lệ thất nghiệp.
Tuy nhiên, truyền thống học tập lâu nay vẫn quan trọng những kỳ "lên kinh ứng thí" nên việc thay đổi quan điểm vẫn đang cần thời gian. Gần đây, phụ huynh và học sinh cũng đã dần nhận thấy việc học văn hóa để thi THPT và tốt nghiệp Cao đẳng ở năm 21 tuổi hay học chuyên ngành và tốt nghiệp Cao đẳng từ năm 19 tuổi sẽ là những sự lựa chọn ngang nhau và được quyết định bằng nguyện vọng gia đình và học sinh.
Cụ thể, với mô hình "học nhanh làm sớm" này, tại Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic, học sinh có thể học cả văn hóa và các môn thể chất, năng khiếu và chuyển sang chuyên ngành khi đã đủ độ "chín". Chương trình phát triển cá nhân giúp hạn chế điểm yếu, phát huy thế mạnh và có nhiều cơ hội thể hiện chất riêng của bản thân.
Ngoài ra, các bạn trẻ có thể gia nhập Cộng đồng sinh viên Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic tại 12 tỉnh thành, 13 cơ sở trên toàn quốc. Khi hoàn thành chương trình, sinh viên sẽ nhận bằng Cao đẳng FPT Polytechnic, và có cơ hội việc làm vì nhà trường kết nối tốt với các doanh nghiệp.
- Sự thay đổi nhu cầu của thị trường lao động tác động ra sao đến việc đào tạo nhân lực, nhất là bối cảnh hậu Covid-19?
- Covid-19 đã tạo nên cho mọi người nhiều thói quen 4.0, ai cũng thông thạo với các thiết bị thông minh, mua sắm, giải trí, học tập... thông qua Internet nên các cơ hội việc làm gắn với yếu tố "chuyển đổi số" sẽ là những công việc có chính sách thu nhập tốt. Đồng thời, các công việc này đều khá khan hiếm nhân lực.
Bên cạnh đó, môi trường đào tạo ngành nghề cũng cần quan tâm đến yếu tố này, tạo điều kiện cho sinh viên được chuyển đổi số để thích nghi nhanh chóng khi ra trường.
Ví dụ, mỗi môn chuyên ngành tại Cao đẳng FPT Polytechnic đều có các doanh nghiệp tham gia xây dựng, thẩm định khung chương trình để đảm bảo kiến thức, kỹ năng sinh viên được học sát với nhu cầu lao động thực tiễn. Trên thực tế, các doanh nghiệp cũng rất ủng hộ hoạt động này vì góp phần giảm thời gian đào tạo lại đối với ứng viên.
Các môn chuyên ngành được triển khai bằng hình thức đào tạo qua dự án. Khi đó, sinh viên chúng tôi sẽ bắt tay vào giải quyết một phần công việc thực tế để hoàn thành nội dung môn học. Từ đó, các bạn trẻ có thể tích lũy kinh nghiệm và có sản phẩm chứng minh năng lực sau này.
Ngoài ra, trường còn có các buội hội thảo chia sẻ xu hướng ngành nghề thực tiễn từ doanh nghiệp, sự kiện "Ngày hội việc làm" thường niên để cọ xát với công ty từ sớm. FPT Polytechnic cũng là số ít môi trường đào tạo nghề nghiệp đưa kỹ năng mềm thành môn học chính để sinh viên tự tin hòa nhập với doanh nghiệp.
- Làm thế nào để mô hình "học nhanh làm sớm" thích ứng với nhu cầu giởi trẻ hiện nay?
- Gen Z hiện nay có thể tìm hiểu trước lĩnh vực mình yêu thích. Ngoài ra, ở những học kỳ đầu tiên, các em được tham gia môn học Hướng nghiệp với các buổi trò chuyện cùng giảng viên, cựu sinh viên và doanh nghiệp thuộc từng ngành đào tạo để hình dung rõ nét về công việc sẽ làm khi ra trường.
Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic hoạt động với phương châm lấy trải nghiệm sinh viên làm trung tâm. Để đảm bảo chất lượng học tập tốt nhất, sinh viên cần hoàn thành các môn văn hóa, sau đó mới tập trung bước tiếp vào giai đoạn chuyên ngành.
Khi học các môn văn hóa, các em được học bằng phương pháp giáo dục tương tác, khai phóng sự sáng tạo, thể hiện cá tính để tự tin hơn. Cách thức đánh giá năng lực học tập cũng được đa dạng hóa, bao gồm: học dự án, quay video, vẽ tranh, thuyết trình... Song song, trường giảm thời gian học lý thuyết, thúc đẩy thể hiện thế mạnh của bản thân.
Thực tế, với cách làm này, FPT Polytechnic có tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay sau tốt nghiệp là 97,7%. Trong số các ngành đào tạo tại bậc Cao đẳng trong 12 năm qua, chúng tôi chọn ra 4 ngành khan hiếm nguồn nhân lực trẻ, nhạy bén với xu hướng để đào tạo ngay sau lớp 9, đó là: Ngành Công nghệ thông tin (Chuyên ngành Ứng dụng phần mềm), Ngành Quản trị kinh doanh (Chuyên ngành: Quản trị Khách sạn, Quản trị kinh doanh) và Ngành Thiết kế đồ họa.
- Không ít người cho rằng việc đào tạo nghề sau bậc THCS tại Việt Nam như "cưỡi ngựa xem hoa" - tương tự hình thức bổ túc học nghề lâu nay. Ông nghĩ gì về điều này?
- Xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay giúp các em tuy còn nhỏ tuổi nhưng vẫn rất tài năng, do đó, việc chọn "đi học nghề" như đã nói ở trên là một sự lựa chọn. Các em còn chủ động tìm một môi trường để các em phát huy được thế mạnh, đào tạo để các em có thể tự tin với sở thích, đam mê của mình. Để có được nguồn sinh viên chất lượng tốt, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp cần phải nâng cao chất lượng đào tạo. Đó là "phi ngựa thật nhanh" để kịp với yêu cầu doanh nghiệp, tốc độ phát triển công nghệ chứ không còn là "cưỡi ngựa xem hoa".
- Chương trình đào tạo tại của Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic có gì khác biệt?
- Sau ba năm tám tháng đào tạo, chúng tôi sẽ cung cấp nguồn nhân lực tuổi 19. Để các em có thể tự tin đi làm, chương trình đào tạo đã trang bị các môn học kỹ năng được bố trí khoa học trong từng học kỳ. Trong môi trường học tập năng động của Tổ chức giáo dục FPT, người học sẽ có nhiều trải nghiệm ngay từ những ngày đầu đến trường, cá nhân hóa việc học để các em cảm thấy thoải mái, chủ động tìm hiểu hơn.
Kiến thức chuyên ngành trao cho sinh viên cũng là những nội dung mới. Các em thực hành đến 70% để tích lũy kinh nghiệm. Cộng lại, sinh viên sẽ có chuyên môn, kỹ năng tốt.
Tất cả giảng viên đều được làm quen với môi trường tôn trọng cá nhân, các buổi nâng cao về phương pháp giảng dạy sáng tạo, chia sẻ với các chuyên gia tâm lý mỗi học kỳ. Từ đó, đội ngũ này có thể hiểu được tâm lý, tôn trọng trải nghiệm người học và thực hiện đúng với tôn chỉ "lấy trải nghiệm người học làm trung tâm".
- Kế hoạch của FPT Polytechnic thời gian tới là gì?
- Trong thời gian tới, FPT Polytechnic tiếp tục nâng cao chất lượng, tập trung tạo việc làm cho người học sát với xu thế nghề nghiệp và thị trường. Song song, chúng tôi tăng cường hợp tác quốc tế để đào tạo những chương trình hiện đại của các nước trên thế giới tại Việt Nam, đồng thời chủ trương mở rộng các cơ sở tại các tỉnh thành. Như vậy, các bạn học sinh sau THCS sẽ có thêm sự lựa chọn các chương trình đào tạo chất lượng của FPT Polytechnic với mức học phí phù hợp.
Nhật Lệ