
Clear vừa thực hiện hội thảo "Dưỡng tóc khỏe đẹp kết hợp phương pháp cổ truyền thời 4.0" ở Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội), ngày 2/12. Ban tổ chức mang đến không gian đậm dấu ấn truyền thống pha lẫn hiện đại, giúp người xem "mục sở thị", tìm hiểu quy trình chế tác thảo dược - từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm cuối cùng - qua mô hình đất nặn thu nhỏ.
Mô hình được chế tác thủ công bởi nghệ nhân trẻ, với nguyên liệu chính là đất sét. Người xem lần lượt đi qua năm phòng với chức năng, đặc tính riêng.

Phòng 1: thu hoạch
Ba loại dược liệu quý hiếm đầu tiên là lan hồ điệp, tràm trà và quả bách xù được gặt hái chọn lọc với lưu ý riêng biệt. Hành trình này cần những đôi bàn tay khéo léo, kiên nhẫn.
Lan hồ điệp cần hái lúc vừa chớm nụ - thời điểm vàng có dưỡng chất cao nhất, so với khi hoa đã nở bung.
Quả bách xù sẽ thu hoạch lúc chín muồi - quả đã hấp thụ đủ dinh dưỡng từ cây, gần như ngả màu đen, óng chút nâu hoặc tím.
Trong khi đó, nhà vườn giàu chuyên môn ưu tiên chọn những lá tràm trà tươi, căng mọng để tách được nhiều tinh dầu.

Phòng 2: phơi sấy
Mỗi loại dược liệu phải trải qua quá trình phơi sấy nghiêm ngặt nhằm đạt chất lượng và lấy được nhiều nhất dưỡng chất quý, điển hình là vỏ bưởi, bồ kết, dâu tằm và hoa kim ngân.
Sau khi thái nhỏ, cần phơi vỏ bưởi dưới bóng râm, để khô dần, chứ không phơi lúc nắng lớn. Lý do, tia UV sẽ làm biến chất, phá hỏng các chất dinh dưỡng có trong vỏ.
Cần chọn những quả bồ kết chín già, màu đen hoặc nâu sậm, sau đó phơi dưới nắng lớn để tổng hợp saponin (thành phần chính giúp làm đen, sạch, mượt tóc) và cho qua máy rây chuyên dụng loại bỏ hạt lép.
Với dâu tằm, nên ưu tiên những quả vừa chín tới, mọng nước, màu đỏ sẫm hoặc tím đen. Sấy vừa đủ khô lớp vỏ để dễ bảo quản (nếu quá tay sẽ làm mất nước bên trong quả).
Riêng hoa kim ngân cần hái trước khi mặt trời mọc, lúc cánh hoa còn đọng sương sớm. Khi phơi không xếp chồng nhiều lớp, tránh làm dập hoa.

Phòng 3: sơ chế
Không phải thảo dược nào cũng có thể nấu liền, thay vào đó, thầy thuốc sẽ thực hiện những bước sơ chế cần thiết, nhất là với nhân sâm, cỏ mực.
Nghệ nhân chọn những củ nhân sâm ít nhất 6 tuổi, thu hoạch giữa tháng 9 đến đầu tháng 10 (cuối thu đầu đông), đảm bảo sâm đã tích tụ đủ dưỡng chất cần thiết. Sau đó thái mỏng và tách riêng các phần khác nhau để điều chế. Với tóc, rễ nhân sâm dùng để nấu; còn phần thân giữ lại điều chế các bài thuốc quý khác.
Sau khi nhổ cỏ mực, người xưa thường tráng qua nước muối để loại bỏ bụi bẩn, phơi khô và giã nhuyễn trước khi cho vào nồi đun, đảm bảo dưỡng chất dễ hòa tan vào nước.

Phòng 4: đun nấu
Sau khi tinh tuyển và sơ chế riêng, 9 thảo dược cổ truyền với nhiều dưỡng chất quý tiếp tục được điều chế kỹ lưỡng. Lúc này, thầy thuốc tài hoa sẽ thực hiện các công đoạn đun nấu, chưng cất bằng hình thức thủy nhiệt, có thể tách ra và lưu giữ những giọt tinh dầu.

Phòng 5: hoàn thiện Từng giọt tinh dầu thảo dược được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt, đưa vào các nhà máy khuấy trộn đạt chuẩn quốc tế. Tại đây, các chuyên gia sẽ kết hợp chúng với công thức chung, cho ra đời loại dầu gội chất lượng, đáp ứng nhu cầu của phái đẹp Việt.

Thành phẩm là những chai dầu gội được tái hiện tinh tế trên mô hình đất nặn.
Vạn Phát (ảnh: Clear)
Thấu hiểu nhu cầu làm đẹp của phụ nữ Việt và kế thừa kiến thức cổ truyền, Clear đúc kết 9 loại thảo dược dành riêng cho tóc như: nhân sâm, bồ kết, vỏ bưởi, dâu tằm, hoa kim ngân, hoa lan, tràm trà, cỏ mực, quả bách xù trong dầu gội Clear 9 Thảo dược cổ truyền, giúp tóc sạch gàu từ gốc, ngăn gàu tái phát, đồng thời giảm gãy rụng hơn 90%. |