Năm ngày qua, người dân đi xe máy về các tỉnh phía Bắc phải chạy lên đèo Hải Vân. Lâu nay hầm Hải Vân chỉ cho phép ôtô chạy qua, người đi xe máy phải trung chuyển bằng xe tải, tuy nhiên dịch vụ này đã dừng vì dịch bệnh.
Đèo dài 21 km, nối Đà Nẵng và Huế, từng là nỗi ám ảnh trên trục đường Bắc Nam, với nhiều khúc cua tử thần. Do đường dốc, khó đi nên nhiều người thường bị rớt lại phía sau.
Năm ngày qua, người dân đi xe máy về các tỉnh phía Bắc phải chạy lên đèo Hải Vân. Lâu nay hầm Hải Vân chỉ cho phép ôtô chạy qua, người đi xe máy phải trung chuyển bằng xe tải, tuy nhiên dịch vụ này đã dừng vì dịch bệnh.
Đèo dài 21 km, nối Đà Nẵng và Huế, từng là nỗi ám ảnh trên trục đường Bắc Nam, với nhiều khúc cua tử thần. Do đường dốc, khó đi nên nhiều người thường bị rớt lại phía sau.
20h ngày 6/10, chính quyền Đà Nẵng thông báo đã đề nghị Tổng công ty Tập đoàn Đèo Cả mở cửa hầm Hải Vân để trung chuyển người dân.
Đoàn người hồi hương được hướng dẫn về Trạm trung chuyển phía nam hầm, xếp hàng dài chờ đợi. Tại đây, họ được các đội, nhóm tình nguyện tiếp tế thực phẩm, nước uống, xăng, sữa, thuốc... trong lúc chờ lực lượng chức năng sắp xếp phương tiện dẫn qua hầm Hải Vân.
20h ngày 6/10, chính quyền Đà Nẵng thông báo đã đề nghị Tổng công ty Tập đoàn Đèo Cả mở cửa hầm Hải Vân để trung chuyển người dân.
Đoàn người hồi hương được hướng dẫn về Trạm trung chuyển phía nam hầm, xếp hàng dài chờ đợi. Tại đây, họ được các đội, nhóm tình nguyện tiếp tế thực phẩm, nước uống, xăng, sữa, thuốc... trong lúc chờ lực lượng chức năng sắp xếp phương tiện dẫn qua hầm Hải Vân.
Một số người tranh thủ ăn cơm do các đoàn từ thiện phát dọc đường, lúc 22h ngày 7/10.
Khoảng 5 ngày nay, hàng nghìn người dân chạy xe máy về quê khi các tỉnh phía Nam nới lỏng giãn cách.
Một số người tranh thủ ăn cơm do các đoàn từ thiện phát dọc đường, lúc 22h ngày 7/10.
Khoảng 5 ngày nay, hàng nghìn người dân chạy xe máy về quê khi các tỉnh phía Nam nới lỏng giãn cách.
Nhiều người mệt mỏi sau chặng đường dài hai ngày qua, gục xuống tay lái chợp mắt. Việc cho người dân qua hầm sẽ an toàn hơn so với đi đèo trong đêm tối, sương mù và đường trơn trượt do mưa lớn những ngày qua.
Nhiều người mệt mỏi sau chặng đường dài hai ngày qua, gục xuống tay lái chợp mắt. Việc cho người dân qua hầm sẽ an toàn hơn so với đi đèo trong đêm tối, sương mù và đường trơn trượt do mưa lớn những ngày qua.
Chị Đinh Thị Nga (33 tuổi) và con gái Vũ Thị Yến Nhi (6 tuổi) nghỉ ngơi tại điểm trung chuyển. Chị chạy xe máy chở con gái về quê cùng nhóm đồng hương Thái Bình.
Chị Nga làm nghề thợ may, một mình nuôi con gái. Tháng trước, khi quyết định về, chị đã nhờ người thân đăng ký cho con học lớp 1 ở quê.
Chị Đinh Thị Nga (33 tuổi) và con gái Vũ Thị Yến Nhi (6 tuổi) nghỉ ngơi tại điểm trung chuyển. Chị chạy xe máy chở con gái về quê cùng nhóm đồng hương Thái Bình.
Chị Nga làm nghề thợ may, một mình nuôi con gái. Tháng trước, khi quyết định về, chị đã nhờ người thân đăng ký cho con học lớp 1 ở quê.
Đôi mắt Hoàng Văn Phường, 23 tuổi, mắt đỏ hoe sau 2 ngày chạy xe máy về quê nhà ở Yên Bái.
Phường đi nhờ xe của Phạm Văn Huy (20 tuổi, đồng hương). 19h tối 6/10, xe máy của họ bị gãy phần đuôi sau khi leo đèo Hải Vân. Dù được cứu hộ lên đỉnh đèo nhưng không thể sửa chữa. Người và xe sau đó được chở về Trạm trung chuyển hầm Hải Vân để tiếp tục sửa chữa và đi qua hầm thay vì đường đèo.
Phường đã ly dị vợ, có hai con nhỏ ở quê. Bốn tháng trước, anh vào Bình Dương làm thợ hồ, lương 380.000 đồng/ngày. Làm được hai tuần thì dịch bùng phát. Phường hết tiền, ba ngày trước xin mẹ gửi vào 2 triệu đồng để đi làm xét nghiệm, phụ Huy sửa xe chạy về quê, ngang qua Đà Nẵng trong ví còn 552.000 đồng. “Tôi phải về thôi, kiếm việc gì làm để nuôi con”, Phường nói.
Đôi mắt Hoàng Văn Phường, 23 tuổi, mắt đỏ hoe sau 2 ngày chạy xe máy về quê nhà ở Yên Bái.
Phường đi nhờ xe của Phạm Văn Huy (20 tuổi, đồng hương). 19h tối 6/10, xe máy của họ bị gãy phần đuôi sau khi leo đèo Hải Vân. Dù được cứu hộ lên đỉnh đèo nhưng không thể sửa chữa. Người và xe sau đó được chở về Trạm trung chuyển hầm Hải Vân để tiếp tục sửa chữa và đi qua hầm thay vì đường đèo.
Phường đã ly dị vợ, có hai con nhỏ ở quê. Bốn tháng trước, anh vào Bình Dương làm thợ hồ, lương 380.000 đồng/ngày. Làm được hai tuần thì dịch bùng phát. Phường hết tiền, ba ngày trước xin mẹ gửi vào 2 triệu đồng để đi làm xét nghiệm, phụ Huy sửa xe chạy về quê, ngang qua Đà Nẵng trong ví còn 552.000 đồng. “Tôi phải về thôi, kiếm việc gì làm để nuôi con”, Phường nói.
Lúc 22h20, người dân được thông báo xe cảnh sát giao thông dẫn qua hầm Hải Vân. Nhiều người vui mừng reo hò. Đây là lần đầu tiên người dân được chạy xe máy qua hầm Hải Vân.
Lúc 22h20, người dân được thông báo xe cảnh sát giao thông dẫn qua hầm Hải Vân. Nhiều người vui mừng reo hò. Đây là lần đầu tiên người dân được chạy xe máy qua hầm Hải Vân.
Đoàn người đi thành hàng dài. Hầm Hải Vân được xây dựng xuyên núi, trong đó đường hầm thứ nhất hoàn thành năm 2005, hiện phục vụ cho xe vào hướng Nam; đường hầm thứ hai khánh thành năm 2020, phục vụ xe di chuyển về Bắc.
Đoàn người đi thành hàng dài. Hầm Hải Vân được xây dựng xuyên núi, trong đó đường hầm thứ nhất hoàn thành năm 2005, hiện phục vụ cho xe vào hướng Nam; đường hầm thứ hai khánh thành năm 2020, phục vụ xe di chuyển về Bắc.
Người dân được yêu cầu chạy với tốc độ không quá 40 km/h trong hầm, giữ khoảng cách an toàn với những người xung quanh.
Người dân được yêu cầu chạy với tốc độ không quá 40 km/h trong hầm, giữ khoảng cách an toàn với những người xung quanh.
Đoàn người đi được nửa hầm thì xảy ra sự cố, một người đàn ông bị ngất xỉu. Đám đông vội bóp còi xe ra hiệu để lực lượng hỗ trợ đi ôtô xen kẽ kịp thời tiếp cận, sơ cứu.
Đoàn người đi được nửa hầm thì xảy ra sự cố, một người đàn ông bị ngất xỉu. Đám đông vội bóp còi xe ra hiệu để lực lượng hỗ trợ đi ôtô xen kẽ kịp thời tiếp cận, sơ cứu.
Đoàn người sau đó vẫn tiếp tục hành trình. Hầm Hải Vân dài 6,3 km, di chuyển mất khoảng 20 phút, kể cả đoạn đường dẫn.
Đoàn người sau đó vẫn tiếp tục hành trình. Hầm Hải Vân dài 6,3 km, di chuyển mất khoảng 20 phút, kể cả đoạn đường dẫn.
Phía bắc hầm Hải Vân, cảnh sát giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế đã túc trực để hỗ trợ đưa người thuộc địa bàn đi cách ly và dẫn đường những người còn lại đến địa phận tỉnh Quảng Trị.
Phía bắc hầm Hải Vân, cảnh sát giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế đã túc trực để hỗ trợ đưa người thuộc địa bàn đi cách ly và dẫn đường những người còn lại đến địa phận tỉnh Quảng Trị.
Người dân lần đầu tiên được đi xe máy qua hầm Hải Vân tối 6/10. Video: Văn Đông
Nguyễn Đông