Đại dịch Covid-19 gây nhiều tác động tiêu cực chưa từng có với kinh tế thế giới gần hai năm nay. Tại Việt Nam, mức tăng trưởng kinh tế rơi xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ qua.
Mới đây, Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ) phối hợp VnExpress tiến hành khảo sát nhanh về tình hình "sức khỏe tài chính" của doanh nghiệp khi Covid-19 bùng phát từ tháng 5. Hơn 21.517 doanh nghiệp toàn quốc được khảo sát.
Kết quả cho thấy: 69% doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh do dịch (tương ứng với 14.890 doanh nghiệp); 16% cố gắng duy trì dù không thể vận hành toàn công suất (khoảng 3.355 doanh nghiệp); 15% giải thể hoặc ngừng hoạt động chờ giải thể (ứng với 3.272 đơn vị).
Theo số liệu từ Cục đăng ký doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 12.196 doanh nghiệp đã giải thể trong tám tháng đầu năm 2021 và khoảng 30.147 đơn vị chờ làm thủ tục giải thể.
Bên cạnh những doanh nghiệp "chết dần, chết mòn", vẫn có những đơn vị duy trì hoạt động, thậm chí thành công vượt khủng hoảng. Thời gian qua, Viện Quản trị & Công nghệ FSB và tập đoàn FPT liên tục nghiên cứu, tìm lời giải cho bài toán "từ sống sót đến thịnh vượng" của các doanh nghiệp. Điều gì giúp họ tăng sức đề kháng, chống chọi mọi tác động tiêu cực và không ngừng tăng trưởng trong bối cảnh Covid-19 vẫn hoành hành? Liệu có tồn tại "liều vaccine" giúp họ mạnh mã đương đầu thách thức?
Với mong muốn cung cấp thông tin cần thiết, mở lối để hàng trăm nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ cả nước vượt chướng ngại, Viện Quản trị & Công nghệ FSB phối hợp tập đoàn FPT khai giảng khóa đào tạo - tọa đàm "Vaccine cho doanh nghiệp - Từ sống sót đến thịnh vượng". Ban tổ chức mở cổng đăng ký từ nay đến ngày 14/8.
Chương trình diễn ra trong ba ngày, chia thành nhiều phiên và đa dạng nội dung:
Ngày 17/9 có một phiên, từ 19h đến 21h, với chủ đề "Doanh mạng - Covid và những thách thức để tồn tại". Các chuyên gia sẽ đề cập đến thực trạng ứng phó dịch tại Việt Nam, kinh nghiệm từ đất nước Thái Lan, đồng thời tóm tắt đặc điểm chung của các công ty vẫn đang tồn tại và phát triển.
Phiên 9h-11h30 là tọa đàm "Thực trạng và giải pháp cho nhóm doanh nghiệp tiếp xúc khách hàng (Intensive)". Chuyên gia sẽ gợi ý cách thức bán hàng, phân phối, đảm bảo dòng tiền mặt và làm thế nào để đảm bảo sức khỏe nhân viên, duy trì lực lượng lao động.
Phiên 13h30-16h, tọa đàm "Thực trạng và giải pháp cho nhóm doanh nghiệp sản xuất" sẽ xoáy sâu vào chủ đề: duyển dụng công nhân thời Covid-19; kiểm soát chi phí (ba tại chỗ, duy trì sức sản xuất); xử lý chuỗi cung ứng, thủ tục xuất nhập khẩu, thuế rao sao; doanh nghiệp ứng phó thế nào khi có F0 và bài toán theo dõi sức khỏe nhân viên...
Phiên 9h -11h30 ngày 19/9 là tọa đàm "Thực trạng và giải pháp cho nhóm doanh nghiệp văn phòng (Computer Base). Chuyên gia sẽ gợi ý cách kiểm soát làm việc từ xa; quản lý năng suất lao động ra sao; làm thế nào cải tiến quy trình làm việc; ứng dụng công nghệ vào hoạt động vận hành thế nào cho hiệu quả?
Học viên sẽ chọn một phiên phù hợp với doanh nghiệp mình trong ba phiên trên.
Riêng ngày 19/9, lúc 13h30-16h30 là tọa đàm "Kế hoạch hành động chuyển đổi số cho bình thường xanh", Các chuyên gia sẽ đề cập đến khai niệm xanh, chỉ ra thay đổi trong quản trị doanh nghiệp (như sản xuất, bán hàng, nhân sự, tài chính); eCovax - liệu pháp số vượt dịch cho doanh nghiệp...
Đội ngũ chuyên gia, doanh nhân, khách mời... có nhiều năm kinh nghiệm, thành công trong kinh doanh như: ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT; ông Jakarin Srimoon - Phó Chủ tịch phụ trách các vấn đề quốc tế (UTTC) - Thái Lan; ông Mai Hữu Tín - Phó Chủ tịch HĐQT Kienlongbank; ông Hoàng Nam Tiến -Chủ tịch HĐQT FPT Telecom; ông Hoàng Việt Anh - Phó TGĐ Tập đoàn FPT... Ngoài ra còn các tiến sĩ, giảng viên của FSB gồm: Phan Minh Đức, Đào Phương Bắc, Đoàn Thị Thanh Hương và Bùi Xuân Chung...
"Mô hình học tập live learning kết nối thực với các chuyên gia toàn cầu dù bạn đang ở đâu", đại diện ban tổ chức nhấn mạnh.
Học viên quan tâm khóa học có thể mua trên Shop VnExpress hoặc đăng ký trực tiếp tại đây.
Hiếu Châu