Ngoại hình chắc chắn với nhiều màu vỏ thời trang, với khả năng chịu nước và chống sốc. |
Không có nhiều mẫu máy ảnh có thể chịu nước cũng như có thể sống sót khi rơi từ độ cao 1,52m. Nhưng chiếc Olympus Mju 770SW 7,1 Megapixel lại có thể làm được điều này, và trở thành đối thủ đáng gờm của Pentax Optio W30.
Thiết kế
Với thiết kế bền chắc, chiếc "Olympus" này là ý tưởng để bạn chụp hình thường xuyên trong các điều kiện bất lợi. Bạn có thể mang nó đi trượt tuyết, lướt ván hoặc đi trong mưa. Thực tế là, máy ảnh này có thể hoạt động liên tục ba ngày trong điều kiện lạnh giá và chụp ảnh bình thường.
Thiết kế kiểu "nồi đồng cối đá" là lợi thế lớn nhất của 770SW. Còn lại, các tính năng khác của máy chỉ đạt tiêu chuẩn. 770SW nặng khoảng 155g cả pin và thẻ nhớ với kích thước thân máy là 92 x 59 x 21 mm. Nó có màn hình LCD 2,5 inch, ống kính 38 - 114 mm f/3.5 - f/5.0, zoom quang 3x, và một cảm biến ảnh CCD 7,1 triệu điểm ảnh bên trong thân máy bằng hợp kim chắc chắn.
Các bài liên quan |
*Mju 760 - bước đột phá mới |
*Mju 730 - lấp lánh ý tưởng mới |
*Olympus Mju 750 - zoom quang 5x |
Các nút bấm hơi nhỏ khó khăn cho việc bấm nhất là khi dùng găng tay chống rét, nhưng bạn vẫn có thể chụp được vài bức với chế độ tự động hoàn toàn không cần phải bỏ găng tay ra. Như nhiều máy ảnh compact khác, Olympus không trang bị cho Mju 770SW các chế độ phơi sáng chỉnh tay.
Thay vào đó, hãng cung cấp cho máy một chế độ tự động, một vài chế độ lập trình và 24 chế độ chụp cảnh kiểu bán tự động để bạn sử dụng cho phù hợp với điều kiện, tình huống đặc biệt.
Tính năng
Không may, mỗi lần kích hoạt một chế độ chụp cảnh bạn cần nhấn hai lần một nút phía sau trước khi bạn có thể chọn được chế độ bạn muốn. Điều này gân nản nhất khi bạn đang ở trong các điều kiện khó khăn như khi đang trượt tuyết. Chế độ quay phim cũng bị gộp vào danh sách các chế độ chụp cảnh nên thủ tục lấy ra cũng phiền hà tương tự, nếu bạn muốn tạo một thước video clip.
Màn hình LCD 2,5". |
Bạn sẽ thích hơn nếu có tính năng cho phép vào thẳng chế độ chụp cảnh cuối cùng ngay khi vừa khởi động, hoặc một nút chuyên dụng để bước ngay sang chế độ chụp cảnh cuối cùng vừa sử dụng. Giao diện đồ họa của hệ thống menu trong máy ảnh Olympus cũng khá tiện dụng.
Cạnh đó, các chức năng hay được sử dụng như cân bằng trắng, chỉnh nhạy sáng có thể nhanh chóng thay đổi bằng cách sử dụng phim 4 hướng và phím OK phía sau máy.
Thực thi và chất lượng ảnh
Mju 770SW thực thi hơi chậm chạp. Nó cần 2,1 giây để khởi động và chụp bức ảnh JPEG đầu tiên. Các bức tiếp theo cần 2,4 giây nếu tắt và 3,2 giây nếu bật flash.
Ưu: Có thể chịu nước ở độ sâu 9,8 m, chịu rơi ở độ cao 1,5m và các va chạm nhẹ. |
Nhược: Không có chế độ phơi sáng chỉnh tay nào, ảnh hơi mờ. |
Điểm đánh giá: 7/10. |
Trễ mở cửa trập ngắn đáng nể trong điều kiện tương phản cao với 0,6 giây, nhưng tăng lên 2 giây với điều kiện tương phản thấp. Chụp liên tiếp của là 1,1 hình/giây với ảnh JPEG cỡ VGA và 1,4 hình/giây với ảnh JPEG 7,1 Megapixel. Hình ảnh tạo bởi Mju 770SW không hoàn hảo nhưng không ngạc nhiên với một máy ảnh có khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt như vậy.
Ví dụ, hình ảnh trông mờ hơn đáng kể, và nhiễu ảnh cao hơn các máy cùng tầm giá. Tuy nhiên, hiển nhiên các máy chất lượng tốt hơn kia sẽ không cho bạn ngảy xuống bể bơi hoặc chụp ảnh dưới nước. Màu sắc nhìn chung chính xác, mặc dù nhiều chỗ chưa thật bão hòa.
Olympus giữ nhiễu ở trong mức cho phép đến ISO 200. ISO 400 nhiễu làm ảnh hưởng một phần đến độ sắc nét của hình ảnh, và mắt thường có thể nhận thấy. ISO 800, hiện tượng làm nhạt màu trở lên rõ nét hơn, giảm đáng kể độ nét và tính chi tiết của gam tối. ISO 1.600, tất cả các vấn đề này càng trở nên trầm trọng. Do đó, tốt nhất bạn nên chỉ sử dụng mức nhạy sáng từ ISO 800 trở lại, và ở tầm này bạn chỉ có thể in ảnh ở cỡ 10 x 15 cm thì chất lượng ảnh còn chấp nhận được.
T.B. (theo Cnet)