Nghệ sĩ Nhân dân Lệ Thủy và Nghệ sĩ Ưu tú Minh Vương trình diễn mở màn. Khi Minh Vương cất giọng, nhiều khán giả đồng loạt vỗ tay tán thưởng chất giọng cao, vang của nghệ sĩ ở tuổi 70. "Bánh bông lan" (soạn giả Loan Thảo) là bản ca cổ làm nên tên tuổi của liên danh Minh Vương - Lệ Thủy. Gần 60 năm, trong những dịp lưu diễn ở miền Tây, đôi song ca luôn được khán giả yêu cầu trình diễn tác phẩm. Lệ Thủy kể, bà "ăn bánh bông lan" với Minh Vương mãi mà không ngán, càng ăn càng thấy ngọt.
Nghệ sĩ Nhân dân Lệ Thủy và Nghệ sĩ Ưu tú Minh Vương trình diễn mở màn. Khi Minh Vương cất giọng, nhiều khán giả đồng loạt vỗ tay tán thưởng chất giọng cao, vang của nghệ sĩ ở tuổi 70. "Bánh bông lan" (soạn giả Loan Thảo) là bản ca cổ làm nên tên tuổi của liên danh Minh Vương - Lệ Thủy. Gần 60 năm, trong những dịp lưu diễn ở miền Tây, đôi song ca luôn được khán giả yêu cầu trình diễn tác phẩm. Lệ Thủy kể, bà "ăn bánh bông lan" với Minh Vương mãi mà không ngán, càng ăn càng thấy ngọt.
Minh Vương, Lệ Thủy hát 'Bánh bông lan'.
Đây là một trong những lần tái hợp hiếm hoi của cặp nghệ sĩ trên sân khấu lớn. Sau năm 2010, khi chương trình "Sân khấu vàng" tan rã vì thiếu kinh phí hoạt động, Minh Vương - Lệ Thủy ít còn dịp diễn chung.
Đây là một trong những lần tái hợp hiếm hoi của cặp nghệ sĩ trên sân khấu lớn. Sau năm 2010, khi chương trình "Sân khấu vàng" tan rã vì thiếu kinh phí hoạt động, Minh Vương - Lệ Thủy ít còn dịp diễn chung.
Sau đó, Minh Vương - Lệ Thủy tiếp tục trình diễn trong "Lấp sông Gianh" - tiết mục tái hiện một chặng đường phát triển trong cổ nhạc.
Sau đó, Minh Vương - Lệ Thủy tiếp tục trình diễn trong "Lấp sông Gianh" - tiết mục tái hiện một chặng đường phát triển trong cổ nhạc.
NSƯT Thanh Tuấn (giữa) ôm đàn hát bên nghệ sĩ Hồng Nga (áo dài đen), Lê Thiện (khăn rằn)... Vở "Lấp sông Gianh" nói lên khát vọng độc lập của dân tộc, gợi nhớ tác phẩm kinh điển từng trình diễn trên sân khấu Kim Thoa hơn 60 năm trước.
NSƯT Thanh Tuấn (giữa) ôm đàn hát bên nghệ sĩ Hồng Nga (áo dài đen), Lê Thiện (khăn rằn)... Vở "Lấp sông Gianh" nói lên khát vọng độc lập của dân tộc, gợi nhớ tác phẩm kinh điển từng trình diễn trên sân khấu Kim Thoa hơn 60 năm trước.
Điểm nhấn trong chương trình là phần tái hiện hình ảnh cố nghệ sĩ Thanh Nga qua vở "Thái hậu Dương Vân Nga". Ba nghệ sĩ Thoại Mỹ (ảnh), Phượng Loan, Ngọc Giàu lần lượt thể hiện các trích đoạn đáng nhớ trong tác phẩm. Đây là vở cuối của Thanh Nga trước khi qua đời năm 1978. Thời điểm đó, nhiều đoàn cải lương dựng lại vở cải lương để tưởng niệm bà.
Điểm nhấn trong chương trình là phần tái hiện hình ảnh cố nghệ sĩ Thanh Nga qua vở "Thái hậu Dương Vân Nga". Ba nghệ sĩ Thoại Mỹ (ảnh), Phượng Loan, Ngọc Giàu lần lượt thể hiện các trích đoạn đáng nhớ trong tác phẩm. Đây là vở cuối của Thanh Nga trước khi qua đời năm 1978. Thời điểm đó, nhiều đoàn cải lương dựng lại vở cải lương để tưởng niệm bà.
NSƯT Phượng Loan thể hiện tâm trạng trăn trở trước vận mệnh đất nước, phải quên tình riêng để lo cho thần dân.
NSƯT Phượng Loan thể hiện tâm trạng trăn trở trước vận mệnh đất nước, phải quên tình riêng để lo cho thần dân.
NSND Ngọc Giàu (giữa) là một trong những tên tuổi từng tạo được dấu ấn với vai Thái hậu sau khi Thanh Nga qua đời. NSND Bạch Tuyết - nghệ sĩ từng thành công với vai này - bận lịch quay, không thể dự chương trình.
NSND Ngọc Giàu (giữa) là một trong những tên tuổi từng tạo được dấu ấn với vai Thái hậu sau khi Thanh Nga qua đời. NSND Bạch Tuyết - nghệ sĩ từng thành công với vai này - bận lịch quay, không thể dự chương trình.
Phân cảnh hùng tráng ở lớp cuối với sự góp mặt của cả ba nghệ sĩ. Vở "Thái hậu Dương Vân Nga" ra mắt năm 1977 tại đoàn cải lương Thanh Minh -Thanh Nga (tác giả Hoa Phượng - Chi Lăng - Hoàng Việt - Thể Hà Vân, phỏng theo kịch bản chèo của Trúc Đường, đạo diễn Chi Lăng). Vở diễn kể lại giai đoạn sau khi Đinh Tiên Hoàng qua đời, Thái hậu Dương Vân Nga nắm quyền nhiếp chính, rồi trao lại long bào cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Ông lên ngôi, lấy hiệu là Lê Đại Hành, lập nên nhà Tiền Lê, đánh tan quân Tống.
Phân cảnh hùng tráng ở lớp cuối với sự góp mặt của cả ba nghệ sĩ. Vở "Thái hậu Dương Vân Nga" ra mắt năm 1977 tại đoàn cải lương Thanh Minh -Thanh Nga (tác giả Hoa Phượng - Chi Lăng - Hoàng Việt - Thể Hà Vân, phỏng theo kịch bản chèo của Trúc Đường, đạo diễn Chi Lăng). Vở diễn kể lại giai đoạn sau khi Đinh Tiên Hoàng qua đời, Thái hậu Dương Vân Nga nắm quyền nhiếp chính, rồi trao lại long bào cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Ông lên ngôi, lấy hiệu là Lê Đại Hành, lập nên nhà Tiền Lê, đánh tan quân Tống.
Đêm diễn sử dụng dàn đờn ca tài tử "sống", với sự chỉ đạo của nhạc sĩ Đức Trí, thay vì dùng âm thanh play-back như nhiều chương trình truyền hình trực tiếp. NSƯT Hoa Hạ - đạo diễn chương trình kể ngay cả với các nghệ sĩ lão thành, ban tổ chức cũng khuyến khích hát live để thể hiện sự tôn vinh ca cổ.
Đêm diễn sử dụng dàn đờn ca tài tử "sống", với sự chỉ đạo của nhạc sĩ Đức Trí, thay vì dùng âm thanh play-back như nhiều chương trình truyền hình trực tiếp. NSƯT Hoa Hạ - đạo diễn chương trình kể ngay cả với các nghệ sĩ lão thành, ban tổ chức cũng khuyến khích hát live để thể hiện sự tôn vinh ca cổ.
Theo ban tổ chức, khoảng 1.000 khán giả theo dõi chương trình đến khuya. Tối 14/1, chương trình tiếp tục diễn ra.
Theo ban tổ chức, khoảng 1.000 khán giả theo dõi chương trình đến khuya. Tối 14/1, chương trình tiếp tục diễn ra.
Mai Nhật