Tác phẩm Tiếng gọi rừng xanh là một trong hơn 50 bức sơn dầu được giới thiệu tại triển lãm Non nước biên thùy, diễn ra ngày 11-15/9 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Tác phẩm Tiếng gọi rừng xanh là một trong hơn 50 bức sơn dầu được giới thiệu tại triển lãm Non nước biên thùy, diễn ra ngày 11-15/9 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Họa sĩ Đỗ Đức vẽ Chợ phiên trên núi năm 2007.
Các tác phẩm tại triển lãm được chọn trong hơn 200 bức ông sáng tác gần 20 năm qua, chủ yếu khắc họa phong cảnh, nếp sinh hoạt của con người vùng cao.
Họa sĩ Đỗ Đức vẽ Chợ phiên trên núi năm 2007.
Các tác phẩm tại triển lãm được chọn trong hơn 200 bức ông sáng tác gần 20 năm qua, chủ yếu khắc họa phong cảnh, nếp sinh hoạt của con người vùng cao.
Bức Chiều muộn, hoàn thành năm 2007.
Họa sĩ 79 tuổi, sinh tại Thái Nguyên, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội năm 1980. Trong lời giới thiệu triển lãm, ông cho biết: ''Tây Bắc và Việt Bắc cùng cao nguyên đá Đồng Văn là nhịp đập trái tim nghệ thuật của tôi. Tôi đến với nơi đây cùng tình yêu vô bờ bến, và chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi''.
Bức Chiều muộn, hoàn thành năm 2007.
Họa sĩ 79 tuổi, sinh tại Thái Nguyên, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội năm 1980. Trong lời giới thiệu triển lãm, ông cho biết: ''Tây Bắc và Việt Bắc cùng cao nguyên đá Đồng Văn là nhịp đập trái tim nghệ thuật của tôi. Tôi đến với nơi đây cùng tình yêu vô bờ bến, và chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi''.
Cùng năm này, tác giả thực hiện tác phẩm Những đứa con của đá.
Suốt sự nghiệp, những sáng tác của ông gắn liền rừng thẳm, sông núi, cao nguyên đá của Tổ quốc. ''Tôi vẽ núi là vẽ nhà của tôi, nơi tôi được sinh ra. Cũng lẽ bởi gần 40 năm làm việc, tôi chỉ quanh quẩn ở rừng núi. Tôi chỉ vẽ những gì mình hiểu. Đấy là lý do phòng tranh chuyên đề của tôi chỉ có núi và đá'', ông nói.
Cùng năm này, tác giả thực hiện tác phẩm Những đứa con của đá.
Suốt sự nghiệp, những sáng tác của ông gắn liền rừng thẳm, sông núi, cao nguyên đá của Tổ quốc. ''Tôi vẽ núi là vẽ nhà của tôi, nơi tôi được sinh ra. Cũng lẽ bởi gần 40 năm làm việc, tôi chỉ quanh quẩn ở rừng núi. Tôi chỉ vẽ những gì mình hiểu. Đấy là lý do phòng tranh chuyên đề của tôi chỉ có núi và đá'', ông nói.
Con người nhỏ bé giữa bốn bề núi non, trong tranh Tháng ba ở Xín Cái (2023).
Với họa sĩ, rừng núi ''không chỉ cho khí trời trong lành mà còn là kho thực phẩm nhiều hoa thơm, trái ngọt, cỏ cây lá thuốc và muôn loại sinh vật''.
Con người nhỏ bé giữa bốn bề núi non, trong tranh Tháng ba ở Xín Cái (2023).
Với họa sĩ, rừng núi ''không chỉ cho khí trời trong lành mà còn là kho thực phẩm nhiều hoa thơm, trái ngọt, cỏ cây lá thuốc và muôn loại sinh vật''.
Bức Nắng trên đỉnh Pu Đen Đinh (2023).
Sinh thời, họa sĩ Anh Thường - bạn thân của Đỗ Đức - nói với ông: ''Một số tranh anh vẽ đã vượt qua khái niệm phong cảnh thuần túy, đã thành 'chân dung đất nước'. Bởi vì nhìn vào đó người ta thấy nhịp sống con người và thiên nhiên đang hòa vào nhau vận động''.
Bức Nắng trên đỉnh Pu Đen Đinh (2023).
Sinh thời, họa sĩ Anh Thường - bạn thân của Đỗ Đức - nói với ông: ''Một số tranh anh vẽ đã vượt qua khái niệm phong cảnh thuần túy, đã thành 'chân dung đất nước'. Bởi vì nhìn vào đó người ta thấy nhịp sống con người và thiên nhiên đang hòa vào nhau vận động''.
Tranh Nắng tháng ba (2020), tả một phụ nữ đang nhảy múa, bên cạnh là chú ngựa miền sơn cước.
Tác phẩm Bản tìa Cu Sì (2022) có kích thước 70x150 cm, cho người xem cảm giác đang đứng trên sườn núi ngắm nhìn một bản làng.
Triển lãm Non nước biên thùy trưng bày nhiều bức vẽ khổ lớn của họa sĩ.
Tác phẩm Bản tìa Cu Sì (2022) có kích thước 70x150 cm, cho người xem cảm giác đang đứng trên sườn núi ngắm nhìn một bản làng.
Triển lãm Non nước biên thùy trưng bày nhiều bức vẽ khổ lớn của họa sĩ.
Bức họa Một nẻo biên thùy 1 (2023), kích thước 80x160 cm.
Cục trưởng Điện ảnh Vi Kiến Thành - người từng là Cục trưởng Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm - nhận định họa sĩ Đỗ Đức có góc độ tiếp cận, trải nghiệm đa dạng nhờ nhiều năm viết báo. Vì vậy, ông đã sáng tác bằng sự hiểu biết và rung cảm với ngọn cỏ, hàng cây, cao nguyên đá. Qua các bức vẽ, công chúng thấy được nhịp sống, văn hóa của người dân tộc thiểu số.
Bức họa Một nẻo biên thùy 1 (2023), kích thước 80x160 cm.
Cục trưởng Điện ảnh Vi Kiến Thành - người từng là Cục trưởng Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm - nhận định họa sĩ Đỗ Đức có góc độ tiếp cận, trải nghiệm đa dạng nhờ nhiều năm viết báo. Vì vậy, ông đã sáng tác bằng sự hiểu biết và rung cảm với ngọn cỏ, hàng cây, cao nguyên đá. Qua các bức vẽ, công chúng thấy được nhịp sống, văn hóa của người dân tộc thiểu số.
Tranh Mùa xuân ở lại (2024), kích thước 70x160 cm.
Dịp này, họa sĩ đấu giá bức Trên nương để ủng hộ quỹ từ thiện Hoa của đá, nhằm xây trường cho học sinh ở Hà Giang. Bên cạnh đó, ông ra mắt sách Non nước biên thùy, do Nhà xuất bản Mỹ thuật phát hành
Dịp này, họa sĩ đấu giá bức Trên nương để ủng hộ quỹ từ thiện Hoa của đá, nhằm xây trường cho học sinh ở Hà Giang. Bên cạnh đó, ông ra mắt sách Non nước biên thùy, do Nhà xuất bản Mỹ thuật phát hành
Phương Linh
Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam