![]() |
Trong vòng ba tháng kể từ khi những phần mềm phá hoại kể trên xuất hiện, dù đã điều tra ráo riết xong những gì Microsoft và FBI thu được chỉ là hai kẻ tình nghi. Với "miếng mồi" mới, công ty hy vọng họ sẽ khai thông bế tắc trong việc tìm ra nguyên nhân reo rắc phiền toái cho hàng triệu khách hàng sử dụng phần mềm Windows của mình. Một số ý kiến cho rằng những giải thưởng kiểu này có thể khiến người ta không còn chú ý đến các biện pháp khác để ngăn chặn sâu và virus trong tương lai. "Nó không thể giải quyết cội rễ vấn đề. Nó không ngăn chặn được tin tặc viết ra những virus khác giống như MSBlast", một nhà nghiên cứu về hệ thống mạng nói. Theo ông Peter Lindstrom, Giám đốc công ty nghiên cứu bảo mật Sprire Security, nhiều người sẽ chỉ trích Microsoft vì phương pháp của họ, nhưng đó là một nỗ lực hợp pháp để chống lại tội phạm trên Internet. Theo thống kê của Công ty Synmantec, MSBlast, còn được gọi là Blaster hay Lovsan, đã xâm nhập vào khoảng 1,2 triệu máy tính toàn cầu. Còn SoBig thì phát tán qua e-mail và biến máy bị nhiễm thành công cụ gửi spam. Một biến thể của MSBlast là MSBlast.D cũng đã được viết ra với mục đích ngăn ngừa "kẻ tiền nhiệm". Song liều vacxin này lại quá mạnh và rốt cuộc thì lượng dữ liệu mà nó sản sinh ra đã làm tắc nghẽn nhiều hệ thống mạng. Các vụ tấn công của MSBlast và SoBig khiến cho doanh thu của Microsoft sụt giảm, còn lợi nhuận của các công ty bảo mật thì tăng vùn vụt trong thời gian vừa qua. Thanh Tùng (theo CNet)
Góp ý kiến tạo
Bạn có thể đặt mọi câu hỏi, vấn đề về Khoa học công nghệ, Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi số trực tiếp cho Bộ Khoa học và Công nghệ
×
|