Ở cuối dòng đời, xe hơi vẫn có giá trị như một nguồn linh kiện thay thế và điều này tạo ra cả một ngành công nghiệp tháo dỡ. Ngành này có nhiều tên gọi khác nhau, từ bãi phế liệu, bãi tháo dỡ, nhà cung ứng linh kiện ôtô hay gần đây thường được gọi là tái chế xe.
Tái chế xe thường có vài mức độ khác nhau, nhưng những năm gần đây, các hãng thường có chung quy trình. Một máy nghiền được sử dụng để giảm kích thước của chiếc xe phế liệu để chuyển tới nhà máy thép.
Chỉ riêng tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 12-15 triệu xe đạt ngưỡng cuối dòng đời. Những xe này, dù đã hết nhiệm vụ, vẫn còn có một mục đích là đưa trả lại lượng kim loại mà nó sử dụng. Xe bị nghiền nát và số kim loại thu được sẽ được tái chế.
Phần không phải kim loại cũng vẫn chứa những nguyên liệu có thể tái chế gồm 30% là polyme, 5-10% là kim loại còn sót lại. Việc tái chế xe hiện đại thường cố gắng đạt hiệu quả về chi phí nhất có thể đối với những vật liệu sót lại. Thường thì 75% các vật liệu này có thể tái chế. Cũng giống các sản phẩm tiêu dùng tái chế, xe hơi cuối dòng đời cung cấp cho ngành thép với hơn 14 triệu tấn thép.
Tuy nhiên, nhiều xe không cần đợi đến cuối dòng đời mới bị tái chế. Đó có thể là những xe gặp tai nạn và không thể sửa chữa và sử dụng tiếp. Thậm chí một chiếc Mercedes từng là nguyên mẫu được dùng để phát triển sản phẩm cũng được hãng xe Đức đồng ý đưa vào bãi phế liệu khi dự án hoàn thành. Hãng này không muốn liên đới tới một chiếc xe không được sản xuất chính thức.
Một đối tượng khác trở thành nạn nhân của các máy nghiền là loại xe nhập khẩu bất hợp pháp. Hải quan và Biên phòng Mỹ từng cho nghiền nát một chiếc Mini Cooper đời 2000 thuộc dạng này.
>>Xem video Mercedes SLS AMG bị nghiền nát
Mỹ Anh