Lời phàn nàn thường gồm 3 phần: trình bày vấn đề gây khó chịu, hỏi về lý do và yêu cầu giải quyết.
Dẫn dắt vấn đề
Khi đề cập đến một vấn đề gây khó chịu, bạn nên sử dụng những từ ngữ tế nhị và lịch sự. Một số cấu trúc bày tỏ ý muốn than phiền có thể sử dụng:
- I’ll make a complaint about it! (Tôi sẽ khiếu nại về vấn đề này!)
- I am calling to complain about... (Tôi gọi đến để phàn nàn về...)
- I have a complaint to make... (Tôi có một lời phàn nàn...)
- Sorry to bother you but... (Xin lỗi vì đã làm phiền, nhưng...)
- I’m sorry to say this but... (Tôi xin lỗi khi phải nói ra điều này, nhưng....)
- I’m afraid I’ve got a complaint about... (E là tôi phải có lời phàn nàn về...)
- I’m afraid there is a slight problem with... (Tôi e là có một chút vấn đề với...)
- Excuse me but there is a problem about... (Tôi xin lỗi nhưng có vấn đề về...)
- I want/wish to complain about... (Tôi muốn phàn nàn về...)
- I don’t understand why... (Tôi không hiểu vì sao...)
Đưa ra lời phàn nàn
Ở phần này, bạn cần đưa ra lời giải thích, trình bày cho vấn đề mình gặp phải. Để đưa ra lời phàn nàn một cách lịch sự, ngôn từ sử dụng cần tế nhị và tôn trọng người đối diện.
Trong tiếng Anh, ngôn ngữ lịch sự thường là những lời gián tiếp nên bạn có thể sử dụng những từ ngữ như may, maybe, perhaps, seem...
Đối với tình huống để lại hậu quả nghiêm trọng, nặng nề và lâu dài, các bạn có thể sử dụng những từ ngữ thể hiện cảm xúc của mình. Một số cách đưa ra lời phàn nàn các tham khảo:
- I think you may have... (Tôi nghĩ là bạn đã...)
- I just noticed... (Tôi vừa nhận ra...)
- There seems to be a mistake... (Hình như có vấn đề với...)
- I’m not satisfied with... (Tôi không hài lòng với...)
- I was very disappointed about... (Tôi rất thất vọng về...)
- I’m angry about... (Tôi đang bực về...)
Yêu cầu giải quyết vấn đề
Sau khi người nghe đã nắm được vấn đề đang tồn tại, bạn nên đề ra hoặc gợi ý cách giải quyết theo hướng bạn mong muốn. Một số mẫu câu các bạn có thể sử dụng ở phần này là:
- Could I please speak with the manager? (Tôi có thể nói chuyện với quản lý không?)
- Would it be possible...? (Liệu có thể...?)
- Is there any chance...? (Có cách nào...?)
- Can/Could you tell me...? (Bạn có thể cho tôi biết...?)
- Do you know...? (Bạn có biết...?)
- Would you mind...? (Bạn có phiền...?)
- I would like to... (Tôi muốn...)
- I’d be grateful/ appreciate if... (Tôi sẽ rất biết ơn nếu...)
- Please let me know... (Hãy cho tôi biết...)
Cách đáp lại lời phàn nàn trong tiếng Anh
Để có thể đáp lại một lời phàn nàn, trước hết bạn cần lắng nghe để biết người đối diện đang gặp vấn đề gì, từ đó tìm cách trả lời và hướng giải quyết phù hợp. Tùy thuộc vào vấn đề của người nói và khả năng giải quyết vấn đề của người nhận lời phàn nàn, bạn có thể đáp lại theo những cách khác nhau.
Chấp nhận lời phàn nàn
Trong trường hợp tiếp nhận phản hồi và chắc chắn vấn đề xuất phát từ phía mình, bạn có thể sử dụng một số cách nói:
- I’m so sorry, but this will never happen again. (Tôi xin lỗi, chuyện này sẽ không xảy ra lần nữa.)
- I’m sorry, we promise never to make the same mistake again. (Tôi xin lỗi, chúng tôi hứa sẽ không mắc sai lầm này nữa.)
- I can’t tell you how sorry I am. (Tôi vô cùng xin lỗi.)
- I’m really sorry. We’ll do our best not to make the same mistake again. (Tôi thành thật xin lỗi. Chúng tôi sẽ cố gắng nhất có thể để tránh lặp lại lỗi tương tự.)
Từ chối lời phàn nàn
Trong trường hợp không đồng ý với yêu cầu người đối diện đưa ra, bạn có thể từ chối lịch sự hay gợi ý những giải pháp khác bằng một số cụm dưới đây:
- We are sorry but... (Chúng tôi xin lỗi nhưng...)
- Sorry, there is nothing we can do about it. (Xin lỗi, chúng tôi không thể làm gì được.)
- I’m afraid, there isn’t much we can do about it. (Tôi e rằng chúng tôi không thể làm gì được.)
- Sorry but it’s not our fault. (Xin lỗi nhưng đó không phải lỗi của chúng tôi.)
Luyện tập
Vũ Thuỷ