![]() |
Tiếng kêu của mèo có thể đã thay đổi để con người dễ hiểu hơn. |
Để chứng minh cho quan điểm của mình, Nicastro đã phân tích một loạt các tiếng kêu của mèo nhà, sau đó ghi lại phản ứng của con người trước những âm thanh đó. Nicastro thu được hơn 100 tiếng “meo” khác nhau của 12 con mèo nhà, bằng cách đặt chúng vào các tình huống khác nhau, chẳng hạn phải đợi dài cổ trước bữa ăn.
Sau đó, anh bật lại những băng ghi âm này cho hai nhóm người nghe. Nhóm thứ nhất, gồm 26 người, được yêu cầu đánh giá tiếng “meo” theo tính chất thỏa mãn của âm thanh. Nhóm thứ hai, 28 người, đánh giá về mức độ cầu cứu. Khi so sánh nhận xét của những người tham gia với bản phân tích âm vực của tiếng kêu, Nicastro nhận thấy có một mô hình rất rõ ràng:
Những tiếng "meo" được coi là thỏa mãn nhất thì có thời gian ngắn hơn, tần số cao hơn và có xu hướng nhỏ dần. Ngược lại, những tiếng kêu được xem là khẩn cấp nhất thì kéo dài hơn, tần số thấp hơn và có xu hướng to dần. Hiếm có tiếng “meo” nào nhận được điểm cao theo cả hai trạng thái thỏa mãn và cầu cứu. Từ kết quả thí nghiệm này, Nicastro phỏng đoán mèo nhà đã phát triển những kiểu tiếng kêu khác nhau để lôi kéo được sự chú ý của con người, thông báo cho chúng ta biết về tâm trạng và nhu cầu của chúng.
Trong một phần khác của nghiên cứu, Nicastro tới một vườn thú ở Pretoria, Nam Phi và thu lại tiếng kêu của những con mèo sa mạc (động vật được coi là tổ tiên của mèo nhà). Âm thanh do chúng phát ra cũng được Nicastro phân tích và cho những người khác nghe. “Những tiếng này chói tai hơn nhiều và không hề du dương như tiếng meo meo dễ thương của mèo nhà. Khi tôi bật lại cho người khác nghe, họ cứ ngỡ rằng đó là tiếng của lũ báo”, anh nói. Theo Nicastro, "mèo nhà rất phụ thuộc vào con người để phục vụ cho nhu cầu của mình. Chúng đã tiến hóa để nhận được sự quan tâm nhiều hơn của chúng ta. Nhưng mèo hoang dã thì không".
B.H. (theo ABC)