Nếu bạn đã lau chùi sạch sẽ nhưng bồn cầu và nhà vệ sinh vẫn có mùi hôi khó chịu, hãy thử đặt một chai nhựa có chứa chất tẩy rửa vào bể chứa nước của bồn cầu.
Đầu tiên chuẩn bị một chai nhựa sạch, đổ nước vào gần đầy chai sau đó đổ thêm một chút giấm trắng. Dung dịch này có tác dụng làm mềm và tẩy các vết bẩn cứng đầu.
Đổ tiếp một chút baking soda, đây được xem là chất khử mùi và tẩy rửa tự nhiên, loại bỏ mùi hôi và vết bẩn hiệu quả. Cuối cùng thêm một chút nước tẩy bồn cầu vào chai. Đậy chặt nắp rồi lắc đều.
Lật ngược chai nhựa để có một khoảng trống ở đáy chai, đục 2-3 lỗ nhỏ vào khoảng trống đó.
Cuối cùng là mở nắp bể nước của bồn cầu, đặt chai dung dịch vừa pha vào đó rồi đóng nắp lại. Cha dung dịch tẩy rửa này sẽ ngấm dần ra nước chuẩn bị xả có tác dụng làm sạch, khử mùi hôi, khử trùng và giúp bạn không mất quá nhiều công lau chùi. Dù không dọn dẹp vài ngày, bồn cầu vẫn luôn sạch sẽ.
Sau khoảng nửa tháng có thể lấy chai nước này ra, pha chế chai khác theo cách tương tự và tiếp tục sử dụng.
Ngoài ra, đặt chai nhựa vào ngăn cửa nước xả bồn cầu còn có tác dụng tiết kiệm nước. Theo đó, chuẩn bị một chai nhựa 500 ml, bỏ vào một lớp cát hoặc đá cuội dày khoảng 5 cm rồi đổ nước đầy chai và đóng kín nắp. Mở nắp bể chứa và để chai nhựa vào ngăn chứa nước xả của bồn cầu. Nên đặt cách xa hệ thống vận hành để không làm hỏng hay ảnh hưởng tới quá trình xả nước. Đậy nắp bồn chứa nước xả lại và sử dụng bình thường. Khi đặt chai nước vào, thể tích của nó sẽ thay thế một phần lượng nước trong bể chứa, giúp tiết kiệm nước đáng kể.
Trang Vy (Theo aboluowang)