Toán chuyển động nằm trong chuyên đề giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình. Dạng bài này thường xuyên xuất hiện trong đề thi vào lớp 10 ở các tỉnh thành với tỷ trọng khoảng một câu và chiếm 1,5 đến 2 điểm trong đề thi.

"Toán chuyển động không khó nhưng đòi hỏi thí sinh nắm chắc kiến thức", thầy Hồng Trí Quang chia sẻ.
Theo thầy Hồng Trí Quang, giáo viên Toán tại Hệ thống Giáo dục Hocmai.vn, chuyên đề giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình được học ở kỳ hai của lớp 9, gồm: dạng bài toán chuyển động, dạng bài có yếu tố hình học, dạng toán năng suất và các dạng bài khác như lãi suất, phần trăm... Đây là dạng toán thực tế, mức độ vận dụng thấp, yêu cầu học sinh phân tích được đề bài, để từ đó lập phương trình (hệ phương trình) biểu diễn sự tương quan giữa các đại lượng.
Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy và ôn thi vào 10, thầy Quang có những hướng dẫn chi tiết về dạng bài và phương pháp làm bài cho phần kiến thức này để giúp các em có thể ghi trọn điểm ở dạng toán chuyển động.
Kiến thức cần nhớ về toán chuyển động
Điều kiện đầu tiên để giành điểm với dạng toán này là học sinh phải nắm được kiến thức cơ bản về các đại lượng: quãng đường S, vận tốc v, thời gian t. Mối liên hệ giữa các đại lượng như sau:

3 dạng chuyển động đặc biệt học sinh cần ghi nhớ
Vận tốc của ca nô chuyển động trên dòng nước
- Vận tốc xuôi dòng = vận tốc thực của ca nô + vận tốc dòng nước
- Vận tốc ngược dòng = vận tốc thực của ca nô – vận tốc dòng nước
- Vận tốc dòng nước = 1/2(vận tốc xuôi dòng – vận tốc ngược dòng)
- Vận tốc thực của ca nô = vận tốc chuyển động của ca nô trên mặt nước yên lặng.
Hai động tử chuyển động ngược chiều trên quãng đường S, với vận tốc v1; v2, khởi hành cùng một lúc và sau thời gian t thì gặp nhau. Học sinh ghi nhớ công thức:

Hai động tử chuyển động cùng chiều trên quãng đường S, với vận tốc v1 > v2, khởi hành cùng một lúc và gặp nhau sau thời gian t. Học sinh ghi nhớ công thức:

Các bài toán thường gặp trong dạng toán chuyển động
Bài toán chuyển động thường gặp trong các đề thi, đề kiểm tra, gồm: Bài toán một động tử chuyển động ở hai trạng thái dự định – thực tế; bài toán một động tử chuyển động ở trạng thái nhanh hơn dự định – chậm hơn dự định; bài toán chuyển động xuôi – ngược dòng sông và bài toán hai động tử chuyển động cùng chiều – ngược chiều...
Để làm được dạng bài này, học sinh cần ghi nhớ công thức, phân tích đề bài để vẽ được bảng với các đại lượng: thời gian, quãng đường và vận tốc; từ đó, thiết lập phương trình cần tìm. Nhiều học sinh thường mắc lỗi không đặt điều kiện khi gọi ẩn, không hiểu cách phân tích đề bài dẫn đến không vẽ được bảng và không thể giải quyết bài toán.
Thầy Quang cho biết thêm, toán chuyển động là dạng bài thực tế không quá khó nhưng đòi hỏi học sinh nắm chắc kiến thức, kỹ năng phân tích đề bài. Các em hoàn toàn có thể đạt điểm tối đa ở phần này nếu đảm bảo hai yếu tố trên.
Nhằm giúp học sinh nắm chắc hơn kiến thức và phương pháp để ghi trọn điểm đối với dạng bài này trong kỳ thi tuyển sinh vào 10, thầy Quang đã tổng hợp tài liệu chi tiết cùng bài tập vận dụng cụ thể. Học sinh có thể tham khảo tại đây.
Thế Đan