Rộp chân là hiện tượng khá phổ biến đối với những người mới chạy, tuy nhiên ngay cả đối với người chạy lâu năm, điều này vẫn có thể xảy ra. Theo Runner's World, vết phồng rộp thường xuất hiện do chân cọ xát liên tục trong giày. Ngoài ra, nhiệt và độ ẩm, có thể khiến bàn chân sưng lên. Vết rộp thường sưng, có màu đỏ, đôi khi xuất hiện cả những bọc nước gây cảm giác đau rát.
Mặc dù hầu hết các vết phồng rộp không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng chúng cần được điều trị một cách khoa học. Letha Griffin, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình ở Atlanta, đồng thời là bác sĩ thể thao của Đại học bang Georgia cho biết: "Một vết phồng rộp không chỉ gây đau mà còn có thể bị nhiễm trùng nếu không thể xử lý đúng cách". Theo các chuyên gia, tốt nhất là runner nên ngăn chặn vết phồng rộp hình thành trước khi nó bắt đầu, tham khảo một số mẹo dưới đây:

Những vết phồng rộp là hiện tượng dễ gặp ở người chạy bộ. Ảnh: Srisakorn/Getty Images.
Chọn giày phù hợp
Runner cần chọn giày phù hợp với mình dựa trên các yếu tố địa hình tập luyện, kích cỡ bàn chân, lớp bảo vệ, khả năng chống sốc... Giày chật, mới mang thường gây ra mụn nước dưới ngón chân và ở đầu móng chân. Do đó, người chạy cần chọn giày có size phù hợp, hoặc tăng thêm 0,5 số. Runner có thể kiểm tra giày vừa size dựa vào vị trí của ngón chân, nếu chúng chạm vào phần phía trước giày, cho thấy thiết bị khít với chiều dài chân bạn. Ngoài ra, mỗi người có lòng bàn chân uốn cong, tiếp đất lệch trái hoặc phải khác nhau, nên thử thực tế ở cửa hàng để chọn được mẫu vừa vặn nhất.
Người chạy cũng cần dành thời gian mang thử giày mới vào chân vài lần để nó dãn ra theo chân của bạn và chân của bạn có cơ hội cọ xát với giày mới. Lưu ý, không đi giày mới khi tập những bài chạy dài và nhất là khi thi đấu.
Chọn tất chuyên dụng
Những đôi tất quá chật hoặc bị ướt cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng phồng rộp chân của vận động viên. Tất chứa quá nhiều cotton sẽ thấm hút mồ hôi tốt nhưng lại lâu khô. Khi tất thấm quá nhiều mô hôi sẽ khiến da bị chà xát nhiều với tất và gây ra rộp. Chọn một đôi tất chuyên dụng để giảm ma sát với chân sẽ là một phương án hữu hiệu cho các runner.
Theo kinh nghiệm của những vận động viên chạy bộ, nên sử dụng loại tất có thêm thành phần làm từ sợi spandex. Một số hãng sản xuất còn có loại tất chống rộp "anti-blister" và có hiệu quả tương đối tốt.
Dưỡng ẩm da bàn chân
Da khô cũng dễ bị ma sát hơn, do đó runner có thể dùng cá loại kem bôi vaselin, bôi trực tiếp vào các phần dễ bị rộp. Vaselin giúp duy trì độ ẩm thích hợp và tăng cường àng rào bảo vệ da.
Băng dán những vùng dễ bị rộp
Những người chạy bộ marathon thường sử dụng băng dán quanh các ngón chân hoặc vùng dễ bị rộp để giữ n toàn. Đây là cách đơn giản lại không tốn kém. Bạn có thể sử dụng các loại miếng dán y tế hoặc băng dán y tế.
Cách xử lý vết phồng rộp
Nếu bạn có một vết phồng rộp lớn, bạn cần xử lý ngay để tránh làm tổn thương bàn chân. Cụ thể, bạn cần một cay kim nhỏ đã khử trùng bằng cồn, chọc thủng vết phồng rộp rồi nhẹ nhàng đẩy rút chất lỏng bên trong ra ngoài. Lưu ý, không khử trùng kim bằng lửa vì các hạt carbon có thể xâm nhập vào da gây kích ứng vết thương.
Sau khi nặn hết dung dịch trong vết phồng, bạn cần băng kín vết thương, tránh để vi khuẩn xâm nhập. Bạn có thể tháo băng định kỳ và ngâm chân trong muối Epsom để hút dịch ra ngoài. Sau khi ngâm, lau khô da thật kỹ và băng lại. Nên giữ băng cho đến khi da săn chắc trở lại.
An Nhiên (theo Runner's World)