Sáng 14/3, Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ tưởng niệm 31 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988 - 14/3/2019). Trước khi buổi lễ bắt đầu, đại tá Hoàng Duy Lập, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Công binh E 83 tiến lên thắp hương trước bài vị 64 liệt sĩ, được làm cách điệu trên mô hình tàu HQ-604.
Sáng 14/3, Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ tưởng niệm 31 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988 - 14/3/2019). Trước khi buổi lễ bắt đầu, đại tá Hoàng Duy Lập, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Công binh E 83 tiến lên thắp hương trước bài vị 64 liệt sĩ, được làm cách điệu trên mô hình tàu HQ-604.
Buổi lễ bắt đầu bằng nghi thức hát Quốc ca và một phút mặc niệm.
Lịch sử vùng III Hải quân 1975-2005 ghi lại, ngày 14/3/1988, khi các tàu vận tải cùng bộ đội Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao, thì các tàu chiến của Trung Quốc lao đến ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế, dùng pháo lớn bắn vào các tàu HQ 604 ở đảo Gạc Ma, HQ 605 ở đảo Len Đao và HQ 505 ở đảo Cô Lin; cho quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma nổ súng vào bộ đội...
Buổi lễ bắt đầu bằng nghi thức hát Quốc ca và một phút mặc niệm.
Lịch sử vùng III Hải quân 1975-2005 ghi lại, ngày 14/3/1988, khi các tàu vận tải cùng bộ đội Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao, thì các tàu chiến của Trung Quốc lao đến ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế, dùng pháo lớn bắn vào các tàu HQ 604 ở đảo Gạc Ma, HQ 605 ở đảo Len Đao và HQ 505 ở đảo Cô Lin; cho quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma nổ súng vào bộ đội...
Trong số 64 chiến sĩ ngã xuống khi bảo vệ Gạc Ma, thành phố Đà Nẵng có 11 người. Các anh đều hy sinh khi tuổi đời vừa đôi mươi.
Trong số 64 chiến sĩ ngã xuống khi bảo vệ Gạc Ma, thành phố Đà Nẵng có 11 người. Các anh đều hy sinh khi tuổi đời vừa đôi mươi.
Đồng đội và thân nhân thắp hương tưởng nhớ các chiến sĩ hải quân. "Chúng tôi luôn ngưỡng vọng các anh, những người đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc", cựu binh Trần Văn Tiến nói.
Đồng đội và thân nhân thắp hương tưởng nhớ các chiến sĩ hải quân. "Chúng tôi luôn ngưỡng vọng các anh, những người đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc", cựu binh Trần Văn Tiến nói.
Bà Lê Thị Lan bật khóc khi cầm bài vị con trai Nguyễn Hữu Lộc. Trong đoàn người tưởng niệm, bà Huỳnh Thị Kế - mẹ của liệt sĩ Nguyễn Phú Đoàn tóc đã bạc trắng, đôi mắt nhìn xa xăm như tìm kiếm hình bóng con.
Bà Lê Thị Lan bật khóc khi cầm bài vị con trai Nguyễn Hữu Lộc. Trong đoàn người tưởng niệm, bà Huỳnh Thị Kế - mẹ của liệt sĩ Nguyễn Phú Đoàn tóc đã bạc trắng, đôi mắt nhìn xa xăm như tìm kiếm hình bóng con.
Sau khi thắp hương cho những người đồng đội không cùng ngày sinh nhưng chung ngày giỗ, Đại tá Hoàng Duy Lập chia sẻ, "Việt Nam đã biết được tham vọng ở biển Đông của Trung Quốc. Nhưng do vừa trải qua cuộc chiến tranh kéo dài để thống nhất đất nước, lại đang đối mặt với hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc nên lúc đó việc đầu tư vũ khí, trang bị cho hải quân còn yếu. Dù vậy, các chiến sĩ hải quân Việt Nam đã kiên cường chiến đấu đến hơi thở cuối cùng".
Sau khi thắp hương cho những người đồng đội không cùng ngày sinh nhưng chung ngày giỗ, Đại tá Hoàng Duy Lập chia sẻ, "Việt Nam đã biết được tham vọng ở biển Đông của Trung Quốc. Nhưng do vừa trải qua cuộc chiến tranh kéo dài để thống nhất đất nước, lại đang đối mặt với hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc nên lúc đó việc đầu tư vũ khí, trang bị cho hải quân còn yếu. Dù vậy, các chiến sĩ hải quân Việt Nam đã kiên cường chiến đấu đến hơi thở cuối cùng".
Đại diện ban liên lạc bộ đội Trường Sa trao từng bài vị cho các thân nhân.
Sau sự kiện Gạc Ma, Trung Quốc cản trở Việt Nam tìm kiếm, cứu nạn các chiến sĩ hải quân. Đến nay, nhiều hài cốt liệt sĩ vẫn nằm lại giữa lòng biển lạnh. Ở một số địa phương nơi có gia đình liệt sĩ, những ngôi mộ gió được lập để phần nào giúp cha mẹ các anh yên lòng.
Đại diện ban liên lạc bộ đội Trường Sa trao từng bài vị cho các thân nhân.
Sau sự kiện Gạc Ma, Trung Quốc cản trở Việt Nam tìm kiếm, cứu nạn các chiến sĩ hải quân. Đến nay, nhiều hài cốt liệt sĩ vẫn nằm lại giữa lòng biển lạnh. Ở một số địa phương nơi có gia đình liệt sĩ, những ngôi mộ gió được lập để phần nào giúp cha mẹ các anh yên lòng.
Những người đồng đội thắp hương và chia sẻ nỗi đau với bà Huỳnh Thị Kế - mẹ của liệt sĩ Nguyễn Phú Đoàn tại lễ tưởng niệm.
Hơn 30 năm qua, các đồng đội ở Đà Nẵng đã có nhiều hoạt động chia sẻ, tương trợ những người cha, người mẹ liệt sĩ Gạc Ma như thăm hỏi, tặng quà, thay di ảnh để các anh cùng khoác trên mình chiếc áo hải quân...
Những người đồng đội thắp hương và chia sẻ nỗi đau với bà Huỳnh Thị Kế - mẹ của liệt sĩ Nguyễn Phú Đoàn tại lễ tưởng niệm.
Hơn 30 năm qua, các đồng đội ở Đà Nẵng đã có nhiều hoạt động chia sẻ, tương trợ những người cha, người mẹ liệt sĩ Gạc Ma như thăm hỏi, tặng quà, thay di ảnh để các anh cùng khoác trên mình chiếc áo hải quân...
Sau lễ tưởng niệm, ca nô của công ty kỹ thuật và dịch vụ hàng hải của cựu binh Trần Văn Tiến chở đoàn ra cửa biển Đà Nẵng để thả vòng hoa kết hình cờ đỏ sao vàng xuống biển Đông.
Sau lễ tưởng niệm, ca nô của công ty kỹ thuật và dịch vụ hàng hải của cựu binh Trần Văn Tiến chở đoàn ra cửa biển Đà Nẵng để thả vòng hoa kết hình cờ đỏ sao vàng xuống biển Đông.
Đồng đội đưa tay chào vòng hoa vừa được thả xuống biển. Những năm gần đây, lễ tưởng niệm và thả hoa trên biển đã được Ban liên lạc bộ đội Trường Sa thành phố Đà Nẵng tổ chức thường niên.
Đồng đội đưa tay chào vòng hoa vừa được thả xuống biển. Những năm gần đây, lễ tưởng niệm và thả hoa trên biển đã được Ban liên lạc bộ đội Trường Sa thành phố Đà Nẵng tổ chức thường niên.
Nguyễn Đông