TS Phan Thanh Hiền, Khoa Vũ trụ và Ứng dụng, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội lý giải: "Đây là một hiện tượng thiên văn bình thường, xuất hiện khi hoàng hôn là thời điểm mặt trời ở thấp, ánh sáng sẽ hắt lên mây, đúng thời điểm có mưa hay nhiều mây, kết hợp với anh sáng khi đi vào bầu khi quyển sẽ bị tán xạ gần hết chỉ còn ánh sáng đỏ, tạo thành hiện tượng đám mây phát ra ánh sáng màu đỏ".
Trước thông tin về hình ảnh đám mây có hình chim Phượng hoàng, TS Hiền cho biết do ngẫu nhiên đám mây được hình thành gần giống với hình ảnh được người dân hình dung là phượng hoàng, cũng giống như những đám mây bình thường khác.
Hiện tượng này sẽ kéo dài đến khi mặt trời lặn hẳn hoặc đám mây tan ra. Đơn cử như đám mây "phượng hoàng lửa" xuất hiện ở TPHCM được người dân chia sẻ chỉ xuất hiện khoảng 3 phút sau đó trời tối là do mặt trời khi đó đã lặn hẳn.
Minh Nghĩa
Độc giả có quan tâm xin đặt câu hỏi tại đây