Máy ảnh số ống kính rời hạng cơ bản, Nikon D80. |
Không chỉ các hãng máy ảnh có danh tiếng như Canon, Nikon cạnh tranh thị phần quyết liệt, mà các hãng khác như Sony, Olympus, Panasonic cũng không muốn thua chị kém em. Kiểu dáng, màu sắc và đặc biệt là hàng loạt tính năng nổi trội của đời sau hơn đời trước với độ phân giải cao, khả năng kết nối không dây, màn hình LCD lớn, các menu chỉnh sửa hình ảnh ngay trên máy mà không cần qua photoshop.
Các bài liên quan |
*Máy ảnh số tiêu thụ chậm dần |
*Camera ổn định ảnh hàng đầu |
*Máy ảnh bán chạy tháng 12/2006 |
Tiền nào của nấy, dân chuyên nghiệp mạnh đạn có thể chơi các loại mà chỉ riêng body (thân máy) giá đã lên tới 3.000 - 4.000 USD Trong khi dân bán chuyên nghiệp đã có những lựa chọn bình dân hơn như Nikon D200, D80, D40, hay Canon EOS 350D, 400D... thì người chơi tài tử đã có Nikon Coolpix S10, Sony Cyber-shot W70, Fuji S700 Nhiều người bắt đầu ưa chuộng máy ảnh số ống kính rời (D-SLR) vì sự tiện dụng (thay đổi nhiều loại ống kính khác nhau) và chất lượng hình ảnh của nó.
Đến các hãng sản xuất điện thoại di động giờ đây cũng tung ra nhiều chiếc có chức năng chụp hình với độ phân giải lên tới cả 3 Megapixel.
Nhiếp ảnh hoá thành trò chơi đại chúng. Và ai cũng có thể trở thành nhà nhiếp ảnh, nhất là khi máy ảnh kỹ thuật số tính năng ngày càng hiện đại.
Nghệ sĩ và tay chơi
Tuy nhiên, vẫn có những cá nhân chung thuỷ với dòng máy cơ, dùng phim; thậm chí vẫn tiếp tục chơi ảnh đen trắng từ A đến Z (chụp về tự tráng, tự phóng) với cảm giác đây mới là nghệ thuật. Về chất lượng hình ảnh thì đúng là máy ảnh phim cho ra những bức hình có chiều sâu về hình, khối, chi tiết hơn là ảnh số. Nhưng thực sự thì các minilab ở ta đã bán hết các máy phóng ảnh phim, nên dù là chụp phim vẫn phải qua công đoạn scan thành file số để phóng.
Các máy ảnh Sony Cyber-shot dòng W. |
Mà thường thì các "lab" chạy theo kinh doanh dịch vụ nên scan với độ phân giải thấp nên ảnh phim ở ta không chênh so với ảnh số bao nhiêu. Vả lại chụp máy phim không phải là nghệ thuật hơn máy số. đây có một nghịch lý là nhiều nhà nhiếp ảnh quá bàn nhiều đến kỹ thuật và than phiền về chất lượng hình ảnh mà không màng tới cảm xúc, tâm trạng của tác giả.
Người chụp ảnh chơi thích gì chụp nấy và thường không quan tâm lắm đến góc nhìn, cũng như dễ tính về màu sắc (miễn rực rỡ là được). Trong khi người nghệ sĩ đặc biệt chú trọng đến góc chụp và xử lý màu sắc để biểu đạt ý tưởng. Có nhà nhiếp ảnh hay chụp ở tầm thấp (như mắt nhìn của trẻ em), có người thích lật nghiêng máy chụp, kẻ mê màu vàng như điếu đổ, người bị hút hồn bởi màu tím
Nhân tâm tuỳ thích - nhưng tất cả cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu anh không có một ý tưởng hay. Và như thế máy ảnh dù hoành tráng đến 39 triệu điểm ảnh như Hãng Hasselblad (Thụy Điển) tung ra, với giá gần 32 nghìn USD nếu vào tay một thợ ảnh bình thường cũng không thể làm ra một tác phẩm làm xúc động sâu sắc người xem.
(Theo Lao Động)
Ảnh: Cnet