Hình ảnh được chụp lại dù khuất sau sương mù. Ảnh: New Scientist. |
Các kỹ sư của đại học Maryland và phòng thí nghiệm quân sự Mỹ lần đầu tiên thành công với thử nghiệm này. Công nghệ "chụp bóng ma" của họ dùng nguồn sáng để soi đến vật thể nhưng hình ảnh không hình thành từ ánh sáng bật lại sau khi đập vào vật thể như thông thường. Camera thu thập các hạt photon không đập vào vật thể nhưng được kết đôi với các hạt khác thông qua hiệu ứng lượng tử.
Trong thí nghiệm, một chiến binh đồ chơi được đặt cách xa nguồn sáng 45 cm. Nguồn sáng này bị tách làm đôi, một hướng vào món đồ chơi, một trở về máy ảnh. Thiết bị cảm ứng photon đặt gần vật thể sẽ thu nhận các photon bị bật ra. Cả camera và thiết bị cảm ứng đều ghi lại quá trình này cùng một lúc.
Phương pháp được đánh giá là hữu ích cho các vệ tinh ghi hình được những vật thể nằm khuất sau đám mây mù vì có thể sử dụng bức xạ mặt trời làm nguồn photon.
Việt Toàn (theo New Scientist)