Các vân cầu vồng khi bạn nhìn vào bề mặt đĩa CD, bong bóng bọt xà phòng hoặc một lớp dầu mỏng nổi trên mặt nước tĩnh đều được tạo ra bởi sự giao thoa ánh sáng trắng (thường là ánh sáng ban ngày từ Mặt trời).
Với trường hợp của màng bong bóng xà phòng, lớp dầu loang trên mặt nước: Khi ánh sáng trắng chiếu màng bong bóng, lớp dầu loang, phần lớn ánh sáng xuyên qua, nhưng cũng có một phần ánh sáng bị phản xạ ở mặt trên của màng bong bóng, lớp dầu loang (mặt phân cách không khí – nước xà phòng, không khí – dầu), một phần khác lại bị phản xạ ở mặt dưới của màng bong bóng, lớp dầu loang (mặt phân cách nước xà phòng – không khí, dầu – nước).
Hai chùm sáng phản xạ trên đủ điều kiện để xảy ra hiện tượng giao thoa ánh sáng (cùng tần số và có độ lệch pha không đổi). Kết quả, hình ảnh quan sát được là hệ thống vân giao phức tạp: Màu cầu vồng (cực đại giao thoa), màu đen (cực tiểu giao thao), trộn màu giữa các cực đại giao thoa nhưng khác bậc quang phổ...).
Đối với hệ thống vân giao thao trên đĩa CD, DVD..., đó là kết quả của hiện tượng giao thoa giữa các chùm tia sáng nhiễu xạ qua hệ thống khe rãnh trên đĩa.
Đĩa CD, DVD... giống như cách tử phản xạ, là hệ thống các khe hẹp cách đều nhau, khoảng cách các khe chỉ từ vài chục đến vài trăm lần bước sóng. Cách tử phản xạ chỉ cho ánh sáng bị nhiễu xạ phản xạ trở lại môi trường cũ.
Khi có ánh sáng trắng chiếu vào, các chùm ánh sáng nhiễu xạ qua cách tử sẽ giao thoa với nhau tạo ra dải cầu vồng. Do đó, cách tử có thể dùng để thay thế lăng kính trong phân tích quang phổ. Tuy nhiên chúng ta cần phân biệt lăng kính phân tích chùm sáng trắng thành dải màu cầu vồng nhờ hiện tượng tán sắc ánh sáng, còn cách tử thu được hình ảnh tương tự do hiện tượng giao thoa.
Câu 4: Tại sao khi trời nắng thì bầu trời và nước biển thường có màu lam?
A. Ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì càng bị không khí và nước biển tán xạ mạnh