Được công nhận vào năm 1954, quốc kỳ Australia có nền màu lam, có chứa quốc kỳ Vương quốc Anh (còn có tên gọi phổ biến là Union Jack) ở góc trên cùng bên trái và một ngôi sao 7 cánh màu trắng ở ngay dưới, thường được gọi là ngôi sao Thịnh vượng chung.
Cờ còn có hình ảnh đại diện chòm sao nam thập tự (Southern Cross) ở góc phải, được hình thành từ 4 ngôi sao lớn 7 cánh và một ngôi sao nhỏ 5 cánh, tất cả đều màu trắng. Chòm sao này chỉ xuất hiện ở bán cầu nam, tượng trưng cho vị trí địa lý của Australia. Nhà thiết kế lá cờ, Ivor Evans cũng có ý định vẽ 4 ngôi sao lớn đại diện cho 4 đức hạnh - công bằng, cẩn trọng, chừng mực và dũng cảm.
Quốc kỳ New Zealand có rất nhiều điểm tương đồng do cũng là thuộc địa của Anh trong quá khứ. Theo World Atlas, quốc kỳ New Zealand được thông qua ngày 24/3/1902, màu chủ đạo là xanh nước biển đại diện cho bầu trời và biển cả, hình cờ hiệu của khối Liên hiệp Anh ở góc trên bên trái và hình ảnh chòm sao Nam Thập Tự chỉ vị trí nằm ở Nam bán cầu.
Năm 2015, New Zealand đã trưng cầu dân ý để thay đổi quốc kỳ, nhằm thể hiện sự độc lập. Tuy nhiên, với kết quả hơn 50% người không ủng hộ, quốc kỳ vẫn được giữ nguyên. Tháng 7/2018, Thủ tướng tạm quyền của New Zealand là Winston Peters cho rằng Australia đã sao chép quốc kỳ và yêu cầu nước láng giềng đổi mẫu thiết kế khác nhưng không được Australia chấp nhận.
Câu 5: Quốc kỳ những nước nào chỉ dùng hai dải màu đỏ và trắng nằm ngang?