Thanh Huyền -
giữ vị trí số 1 trong danh sách những nhà văn ăn khách nhất tại Pháp.
Bắt đầu viết văn khi đã ở tuổi 37, nhưng Levy nhanh chóng giành được thành công ngày từ cuốn tiểu thuyết đầu tay. If Only It Were True ( Nếu em không phải một giấc mơ) ra mắt năm 2000 và ngay lập tức trở thành một best-seller. Cuốn tiểu thuyết còn được đạo diễn danh tiếng Stephen Spielberg mua bản quyền dựng thành bộ phim mang tên Just Like Heaven (2005).
Marc Levy từng đến Việt Nam để quảng bá sách hồi tháng 10/2008. |
Nay, nhà văn 49 tuổi không khỏi ngạc nhiên trước con đường vươn tới vinh quang của mình.
Marc Levy không theo học khoa sáng tác hay văn chương. Ngay từ khi còn theo học ngành công nghệ thông tin tại Đại học Paris-Dauphine, Levy đã cùng hai người bạn thành lập công ty đầu tiên chuyên về nhập khẩu máy tính. Công ty sau đó mở rộng phạm vi hoạt động sang đồ họa tin học và mở cả trụ sở ở Mỹ. “Chúng tôi đã rất thành công và có nhiều hợp đồng, rồi đột nhiên gặp thất bại. Tôi đã nỗ lực hết sức để cứu công ty. Nhưng rồi tôi mất tất cả. Một sáng thức dậy, công ty không còn là của tôi nữa. Tôi mất nó gần như cùng thời điểm với sự ra đời của đứa con đầu lòng”, nhà văn chia sẻ.
Không lâu sau khi phá sản, Levy mất nốt vợ. “Chỉ trong vòng vài tháng, tôi, từ một người đàn ông có vợ, sống trong một căn hộ sang trọng, đi xe đẹp, sở hữu một công ty lớn bỗng chốc trở thành ông bố đơn thân, trọ trong căn phòng chỉ rộng 15m2 với đứa con nhỏ". Levy nhận nuôi con với thỏa thuận hỗ trợ tài chính từ phía người vợ cũ.
Bắt đầu lại từ con số không, ông và những người bạn lại bắt tay mở công ty thứ hai, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
“Tôi nhận thấy, lĩnh vực kiến trúc xây dựng vẫn còn rất nhiều điểm bất cập. Tôi muốn tận dụng tốt điều này. Tôi nói với các đồng sự: ‘Nếu chúng ta rút ra được những bài học từ công ty cũ, lần này, chúng ta sẽ thành công”, nhà văn kể.
Khi đã ăn nên làm ra, Marc Levy bắt tay vào viết tiểu thuyết, không phải để xuất bản, mà là viết cho cậu con trai lúc đó đã 9 tuổi của mình.
Marc Levy và người vợ hai trong những ngày ở Việt Nam. Ảnh: Hoàng Phương. |
“Tôi viết If Only It Were True để chia sẻ với cậu con trai của mình rằng: ‘Sai lầm lớn nhất của một người đàn ông trong đời là không làm gì cả chỉ vì sợ phạm phải sai lầm’.
Lorraine, chị gái của Levy, làm cho một hãng phim, đã thuyết phục em trai gửi bản thảo If Only It Were True đến NXB Robert Laffont. 8 ngày sau, ông được mời đến ký hợp đồng. Trước khi cuốn sách được in, nó còn được bán bản quyền để chuyển thể thành phim. Và Marc Levy đi đến một quyết định táo bạo: rời bỏ công ty để ‘liều mình viết tiểu thuyết”.
Đến nay, Levy đã có 12 tiểu thuyết ăn khách. 2 trong số đó đã được chuyển thể thành phim điện ảnh. Một cuốn khác được dựng thành phim truyền hình.
"Mỗi khi viết, tôi viết 17 tiếng mỗi ngày, liên tục trong 4 tháng rưỡi”, nhà văn tiết lộ.
Tiểu thuyết của Marc Levy là những câu chuyện về tình yêu, tình bạn, gia đình, thời thơ ấu, sự cô đơn. Pha trộn trong đó là những yếu tố siêu nhiên. Mặc dù thành công trên thị trường, nhưng sáng tác của ông không được giới nhà văn Pháp công nhận. Họ xếp chúng vào loại tiểu thuyết bãi biển.
Nhưng cuốn tiểu thuyết mới nhất của Marc Levy - The Strange Journey of Mr. Daldry đáng được đánh giá cao. Đó là câu chuyện gây xúc động về Alice - một phụ nữ trẻ làm nghề chế tạo nước hoa ở London vào những năm 1950. Một hôm, một thầy bói hé lộ với Alice rằng, có hai cuộc sống song hành với cô: “Một cuộc sống cô đã biết và một cuộc sống nữa đang chờ đợi”. Alice rất hoang mang. Nhưng, nhờ có người hàng xóm lập dị Ethan Daldry, Alice đã thực hiện cuộc hành trình về quá khứ của mình.
người vợ thứ hai - Pauline Lévêque - phóng viên tờ Paris Match - tại New York. Con trai của họ, Georges, đã được 14 tháng tuổi.
Vốn là người sống qua nhiều thành phố khác nhau, Marc Levy nhận xét: “Ở Manhattan (New York) có khoảng 163 cộng đồng khác nhau chung sống. Bạn có thể làm việc chung một tòa nhà với những người đến từ 164 dân tộc trên khắp thế giới, mà tất cả họ đều là người New York. Bạn có thể tự tin nói bạn là người New York bằng cái giọng địa phương của mình mà không hề sợ ai cười hết. Còn ở Paris, bạn đừng hòng nói bạn là người Paris bằng thứ tiếng Pháp giọng địa phương. Người ta sẽ lập tức cãi bạn ngay. Còn London là một thành phố quốc tế, rất cởi mở. Nhưng ở đây, bạn rất khó gặp được người Anh”.