Màn hình LCD hay hỏng bo nguồn hay có các pixel chết. (Maxim) |
Ông Đinh Tiến Tường, trưởng phòng bảo hành iCARE cho biết: Nhân viên kỹ thuật của các hãng còn được tập huấn ở nước ngoài, chứ riêng các trung tâm bảo hành dịch vụ, kỹ thuật viên chủ yếu là tự học hỏi trong quá trình sửa chữa là chính.
*LG Philips khánh thành nhà máy LCD lớn nhất |
*Sharp lập kỷ lục lợi nhuận TV LCD |
*Giá màn hình LCD tiếp tục giảm |
Hiện nay, các trung tâm bảo hành máy tính theo kiểu dịch vụ đều sửa được những lỗi thông thường của màn hình LCD. Ông Thanh Dũng, phó giám đốc kỹ thuật của công ty điện tử Việt - Hoa cho biết có 4 lỗi thường xảy ra với màn hình LCD: Hư bo nguồn, hư bộ phận cao thế cấp điện cho đèn nền, đèn backlight bị yếu và màn hình LCD bị điểm chết.
Màn hình LCD có hai loại bo: Bo nguồn (Inverter) và bo xử lý. Trong hai loại trên thì bo nguồn thường bị trục trặc nhiều nhất. Lỗi của nó không quá khó với các kỹ thuật viên có kinh nghiệm nhưng điều họ nhất là không có linh kiện thay thế vì các IC trên bo nguồn được xếp vào hàng "đặc chủng". Chính vì vậy, phần lớn các tiệm sửa chữa điện tử khu vực chợ Nhật Tảo và một số trung tâm bảo hành (ngay cả trung tâm bảo hành của các hãng) chỉ khắc phục được lỗi này với tỷ lệ 50%. Có nơi như Việt Hoa, tỷ lệ khắc phục lỗi bộ nguồn cao hơn (khoảng 80%) vì nơi đây có sẵn nguồn linh kiện thay thế. Chi phí khắc phục lỗi bo nguồn từ 300.000 600.000 đồng tùy theo số lượng IC được thay thế.
Với lỗi bộ phận cao thế cấp điện cho đèn nền mà nguyên nhân là do con IC dao động hoặc FET công suất đã bị yếu, chi phí từ 250.000 600.000 đồng tùy theo model và kích thước màn hình.
Nếu bộ phận cao thế cấp điện cho đèn nền không bị trục trặc mà màn hình vẫn bị mờ thì có thể đèn backlight yếu. Việc thay linh kiện này sẽ tồn từ 300.000 - 350.000 đồng tùy theo kích thước màn hình.
Còn với lỗi pixel chết thì hiện nay, các kỹ thuật viên đều bó tay. Theo anh Tường, lỗi điểm này không khắc phục được vì không đủ năng lực và điều kiện kỹ thuật. Nếu có sửa được thì cũng chỉ là giải pháp tạm thời.
(Theo SGTT)