Mái ấm nuôi trẻ mồ côi Diệu Giác ở phường Bình An, TP Thủ Đức, hiện nuôi dưỡng hơn 60 trẻ mồ côi, em nhỏ nhất chỉ mới hơn 7 tháng tuổi. Đa số các em đang ở tuổi đi học, một số em lớn học nghề ở các trường Cao đẳng trong thành phố. Để đảm bảo an toàn, chùa Diệu Giác đóng cửa, ngừng các hoạt động tôn giáo, thực hiện cách ly xã hội.
Mái ấm nuôi trẻ mồ côi Diệu Giác ở phường Bình An, TP Thủ Đức, hiện nuôi dưỡng hơn 60 trẻ mồ côi, em nhỏ nhất chỉ mới hơn 7 tháng tuổi. Đa số các em đang ở tuổi đi học, một số em lớn học nghề ở các trường Cao đẳng trong thành phố. Để đảm bảo an toàn, chùa Diệu Giác đóng cửa, ngừng các hoạt động tôn giáo, thực hiện cách ly xã hội.
Khu nhà dành cho các em gồm 15 phòng, phân thành từng khu: các em nữ ở nằm bên trái, các em nam ở bên phải, gian giữa là các phòng ăn – sinh hoạt chung, phòng học, phòng y tế và phòng của các má nuôi (những người chăm sóc các em) sống ở đây hơn 20 năm qua.
Khu nhà dành cho các em gồm 15 phòng, phân thành từng khu: các em nữ ở nằm bên trái, các em nam ở bên phải, gian giữa là các phòng ăn – sinh hoạt chung, phòng học, phòng y tế và phòng của các má nuôi (những người chăm sóc các em) sống ở đây hơn 20 năm qua.
Chị Văn Thái Ngọc Huyền, 33 tuổi, được xem như người chị cả tại mái ấm. Hơn 30 năm trước, chị cũng là một đứa trẻ bị bỏ rơi trước cổng chùa.
“Hơn 34 năm qua đã có 300 người được nuôi dưỡng ở đây. Ngày lễ Tết, nhất là 25/8 ngày thành lập nhà, mọi người về đây thăm thầy, nhớ về nơi nuôi dạy mình nên người. Các anh em xem nhau như một gia đình, nếu có ai bệnh tật hay gặp khó khăn về cuộc sống, mọi người đều quan tâm và chăm sóc cho nhau”, chị Hiền chia sẻ.
Chị Văn Thái Ngọc Huyền, 33 tuổi, được xem như người chị cả tại mái ấm. Hơn 30 năm trước, chị cũng là một đứa trẻ bị bỏ rơi trước cổng chùa.
“Hơn 34 năm qua đã có 300 người được nuôi dưỡng ở đây. Ngày lễ Tết, nhất là 25/8 ngày thành lập nhà, mọi người về đây thăm thầy, nhớ về nơi nuôi dạy mình nên người. Các anh em xem nhau như một gia đình, nếu có ai bệnh tật hay gặp khó khăn về cuộc sống, mọi người đều quan tâm và chăm sóc cho nhau”, chị Hiền chia sẻ.
Hàng ngày, nhà chùa phải chuẩn bị khoảng 25 kg gạo, nấu cơm cho gần 100 người ăn. Có 4 người nấu bếp phục vụ các em. Từ ngày thành phố thực hiện chỉ thị 16, ngoài việc chăm lo bữa ăn đầy đủ cho các em, nhà chùa còn hỗ trợ tiếp tế hơn 200 suất ăn cho các bệnh viện dã chiến.
Hàng ngày, nhà chùa phải chuẩn bị khoảng 25 kg gạo, nấu cơm cho gần 100 người ăn. Có 4 người nấu bếp phục vụ các em. Từ ngày thành phố thực hiện chỉ thị 16, ngoài việc chăm lo bữa ăn đầy đủ cho các em, nhà chùa còn hỗ trợ tiếp tế hơn 200 suất ăn cho các bệnh viện dã chiến.
Các em nhỏ trong mái ấm cũng tranh thủ phụ giúp chuyển trái cây để quá trình chuẩn bị bữa ăn diễn ra nhanh chóng, kịp chuyển đến địa chỉ cần hỗ trợ.
Các em nhỏ trong mái ấm cũng tranh thủ phụ giúp chuyển trái cây để quá trình chuẩn bị bữa ăn diễn ra nhanh chóng, kịp chuyển đến địa chỉ cần hỗ trợ.
“Hiện tại, chúng tôi cũng khó nhưng vẫn chia sẻ cơm cho người vô gia cư, bệnh viện dã chiến và các khu bị phong toả. Tình hình dịch Covid-19 phức tạp, cả nước ai cũng đồng lòng, nghèo ủng hộ theo cách của người nghèo, có của thì góp của, ai có sức thì góp sức. Có người xin số tài khoản chuyển cho tôi 30 nghìn đồng để ủng hộ bữa cơm cho người vô gia cư, tôi nhận mà xúc động quá”, bà Văn Thị Thu Thuỷ (70 tuổi, Ni trưởng Thích nữ Như trí chùa Diệu Giác) chia sẻ.
“Hiện tại, chúng tôi cũng khó nhưng vẫn chia sẻ cơm cho người vô gia cư, bệnh viện dã chiến và các khu bị phong toả. Tình hình dịch Covid-19 phức tạp, cả nước ai cũng đồng lòng, nghèo ủng hộ theo cách của người nghèo, có của thì góp của, ai có sức thì góp sức. Có người xin số tài khoản chuyển cho tôi 30 nghìn đồng để ủng hộ bữa cơm cho người vô gia cư, tôi nhận mà xúc động quá”, bà Văn Thị Thu Thuỷ (70 tuổi, Ni trưởng Thích nữ Như trí chùa Diệu Giác) chia sẻ.
Hiện mái ấm Diệu Giác cần hỗ trợ thực phẩm, nhu yếu phẩm giúp thêm dinh dưỡng cho bữa ăn như: trứng, sữa, mì gói, đường… "Đây là những nhu yếu phẩm chúng tôi có thể để lâu được. Bữa cháo của các con sẽ có thêm thịt bằm, rau củ...", Ni trưởng nói.
Hiện mái ấm Diệu Giác cần hỗ trợ thực phẩm, nhu yếu phẩm giúp thêm dinh dưỡng cho bữa ăn như: trứng, sữa, mì gói, đường… "Đây là những nhu yếu phẩm chúng tôi có thể để lâu được. Bữa cháo của các con sẽ có thêm thịt bằm, rau củ...", Ni trưởng nói.
Sau nhiều năm, ngôi nhà nuôi dạy trẻ mồ côi Diệu Giác thực sự là ngôi nhà chung cho các em bé sinh ra không may mắn nhưng đã được giáo dục, chắp cánh ước mơ để tự tin vững bước vào đời.
Sau nhiều năm, ngôi nhà nuôi dạy trẻ mồ côi Diệu Giác thực sự là ngôi nhà chung cho các em bé sinh ra không may mắn nhưng đã được giáo dục, chắp cánh ước mơ để tự tin vững bước vào đời.
Ngày 26/7, mái ấm Diệu Giác đã đón nhận các nhu yếu phẩm hỗ trợ từ quỹ Hy vọng, bao gồm 400 kg gạo, hơn 250 kg rau củ cùng các loại đồ khô như mì tôm, cá hộp, nước tương, bánh, sữa...
Đây là một phần trong số 5.000 suất quà của độc giả VnExpress, BCA Solutions, FPT, ủng hộ chương trình "Tiếp sức cho tâm dịch" mở rộng do quỹ Hy vọng phát động, với sự đồng hành của Loship và Giao hàng nhanh.
Chương trình đặt mục tiêu mang ít nhất 10.000 phần quà đến các hoàn cảnh khó khăn ở tâm dịch. Để góp sức cùng chương trình, độc giả có thể tham gia tại đây.
Ngày 26/7, mái ấm Diệu Giác đã đón nhận các nhu yếu phẩm hỗ trợ từ quỹ Hy vọng, bao gồm 400 kg gạo, hơn 250 kg rau củ cùng các loại đồ khô như mì tôm, cá hộp, nước tương, bánh, sữa...
Đây là một phần trong số 5.000 suất quà của độc giả VnExpress, BCA Solutions, FPT, ủng hộ chương trình "Tiếp sức cho tâm dịch" mở rộng do quỹ Hy vọng phát động, với sự đồng hành của Loship và Giao hàng nhanh.
Chương trình đặt mục tiêu mang ít nhất 10.000 phần quà đến các hoàn cảnh khó khăn ở tâm dịch. Để góp sức cùng chương trình, độc giả có thể tham gia tại đây.
Hữu Khoa