Xã Hương Đô là thủ phủ của cam Khe Mây với 360 ha, 264 hộ sản xuất. Trung bình mỗi hộ sở hữu từ 2 sào đến 20 ha đất, trồng 100 đến hàng nghìn cây. Mùa hè ngày nóng, đêm lạnh giúp cây trồng dễ sinh trưởng, tạo nên đặc sản cam Khe Mây có vị ngọt đậm, thơm và giòn.
Đầu tháng 12, cam Khe Mây đang vào vụ thu hoạch, quả chín vàng. Tại các khoảnh vườn trong khu dân cư và trang trại trên đồi, cây cam được quây kín bởi nhiều chiếc màn từ trên ngọn xuống dưới gốc để bảo vệ quả.
Xã Hương Đô là thủ phủ của cam Khe Mây với 360 ha, 264 hộ sản xuất. Trung bình mỗi hộ sở hữu từ 2 sào đến 20 ha đất, trồng 100 đến hàng nghìn cây. Mùa hè ngày nóng, đêm lạnh giúp cây trồng dễ sinh trưởng, tạo nên đặc sản cam Khe Mây có vị ngọt đậm, thơm và giòn.
Đầu tháng 12, cam Khe Mây đang vào vụ thu hoạch, quả chín vàng. Tại các khoảnh vườn trong khu dân cư và trang trại trên đồi, cây cam được quây kín bởi nhiều chiếc màn từ trên ngọn xuống dưới gốc để bảo vệ quả.
Cây cam Khe Mây cao khoảng 2 m, tán rộng 2,5 m, trồng cách nhau khoảng 3 m theo hàng lối.
Màn trùm lên cây cam dạng lưới hình vuông, mỗi cạnh khoảng 3-4 m, cao 2,5-3 m, giá 110.000-140.000 đồng/chiếc.
Cây cam Khe Mây cao khoảng 2 m, tán rộng 2,5 m, trồng cách nhau khoảng 3 m theo hàng lối.
Màn trùm lên cây cam dạng lưới hình vuông, mỗi cạnh khoảng 3-4 m, cao 2,5-3 m, giá 110.000-140.000 đồng/chiếc.
Bà Đinh Thị Hương, trú xã Hương Đô, cho biết đầu tháng 8, khi quả cam bắt đầu có vị ngọt, thu hút nhiều côn trùng thì người dân sẽ mua màn về mắc lên cây. Đến giữa tháng 1, khi thu hoạch xong, họ sẽ tháo màn.
Tháng 8 hàng năm, bà Hương cùng nhiều chủ vườn thuê hàng chục nhân công làm việc trong khoảng 3 tuần, lương 200.000 đồng một ngày. Khi "mặc áo" cho cam, một người cầm sào tre nâng màn vắt qua cây, người đối diện sẽ gom màn trùm lại, sau đó lấy đá đè xuống đất để không bị bung ra. Một ngày, bốn người có thể trùm màn cho 150 gốc cam.
Bà Đinh Thị Hương, trú xã Hương Đô, cho biết đầu tháng 8, khi quả cam bắt đầu có vị ngọt, thu hút nhiều côn trùng thì người dân sẽ mua màn về mắc lên cây. Đến giữa tháng 1, khi thu hoạch xong, họ sẽ tháo màn.
Tháng 8 hàng năm, bà Hương cùng nhiều chủ vườn thuê hàng chục nhân công làm việc trong khoảng 3 tuần, lương 200.000 đồng một ngày. Khi "mặc áo" cho cam, một người cầm sào tre nâng màn vắt qua cây, người đối diện sẽ gom màn trùm lại, sau đó lấy đá đè xuống đất để không bị bung ra. Một ngày, bốn người có thể trùm màn cho 150 gốc cam.
Với những tấm màn lưới, các loại côn trùng như ốc sên, ruồi vàng, bướm và bọ xít không thể "tấn công" quả.
Một ha cam sẽ cần 500 chiếc màn mắc cho 500 cây. Hàng năm, bà Hương tốn khoảng 60 triệu đồng tiền mua màn cho 2 ha. Những năm trước một vụ cam gia đình thu gần 600 triệu đồng.
Với những tấm màn lưới, các loại côn trùng như ốc sên, ruồi vàng, bướm và bọ xít không thể "tấn công" quả.
Một ha cam sẽ cần 500 chiếc màn mắc cho 500 cây. Hàng năm, bà Hương tốn khoảng 60 triệu đồng tiền mua màn cho 2 ha. Những năm trước một vụ cam gia đình thu gần 600 triệu đồng.
Vài năm trước, khi chưa dùng phương pháp mắc màn, nhiều người dân dùng gạch xây chuồng, nuôi khoảng 20 con vịt ở trong vườn cam để chúng bắt côn trùng. Hiện tại xã Hương Đô còn một vài hộ áp dụng.
Vài năm trước, khi chưa dùng phương pháp mắc màn, nhiều người dân dùng gạch xây chuồng, nuôi khoảng 20 con vịt ở trong vườn cam để chúng bắt côn trùng. Hiện tại xã Hương Đô còn một vài hộ áp dụng.
Màn lưới thường được sử dụng khoảng 1-2 năm, tùy theo độ bền. Hết vụ, những chiếc nào bị mục và rách, người dân sẽ thay mới.
Màn lưới thường được sử dụng khoảng 1-2 năm, tùy theo độ bền. Hết vụ, những chiếc nào bị mục và rách, người dân sẽ thay mới.
Năm nay, do Covid-19 nên việc mua màn lưới khá khó khăn, nguồn cung khan hiếm. Nhiều chủ vườn không thể mua màn đúng hạn nên đặt mua túi nylon về bọc quả lại, giá 500 đồng một túi.
Theo người dân, đây là việc bất đắc dĩ, bởi việc bọc túi nylon vào từng quả rất mất thời gian, và không hiệu quả bằng mắc màn. Nhiều quả cam vẫn rụng dưới gốc do bị côn trùng xâm nhập vào điểm hở của túi.
Khi cam chín, để tránh quả sà xuống đất, chủ vườn dùng cọc gỗ chống vào các cành xung quanh cây.
Năm nay, do Covid-19 nên việc mua màn lưới khá khó khăn, nguồn cung khan hiếm. Nhiều chủ vườn không thể mua màn đúng hạn nên đặt mua túi nylon về bọc quả lại, giá 500 đồng một túi.
Theo người dân, đây là việc bất đắc dĩ, bởi việc bọc túi nylon vào từng quả rất mất thời gian, và không hiệu quả bằng mắc màn. Nhiều quả cam vẫn rụng dưới gốc do bị côn trùng xâm nhập vào điểm hở của túi.
Khi cam chín, để tránh quả sà xuống đất, chủ vườn dùng cọc gỗ chống vào các cành xung quanh cây.
Tại một số khoảnh đồi trồng cam với diện tích lớn nằm sát nhau, mỗi chiếc màn đều được ghi tên chủ vườn để tránh bị nhầm lẫn.
Theo anh Nguyễn Văn Dũng, khi mắc màn, quả cam vẫn hấp thụ được ánh nắng mặt trời. Nhược điểm duy nhất là sức nặng của màn đè lên bộ lá, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây. Năng suất một cây 15-20 kg quả.
Tại một số khoảnh đồi trồng cam với diện tích lớn nằm sát nhau, mỗi chiếc màn đều được ghi tên chủ vườn để tránh bị nhầm lẫn.
Theo anh Nguyễn Văn Dũng, khi mắc màn, quả cam vẫn hấp thụ được ánh nắng mặt trời. Nhược điểm duy nhất là sức nặng của màn đè lên bộ lá, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây. Năng suất một cây 15-20 kg quả.
Bà Bùi Thị Tý, trú thôn 1, xã Hương Đô, cho biết những năm trước cam Khe Mây bán giá 35.000-40.000 đồng một kg, năm nay do Covid-19, khâu tiêu thụ và vận chuyển gặp khó nên giá giảm gần một nửa.
Bà Bùi Thị Tý, trú thôn 1, xã Hương Đô, cho biết những năm trước cam Khe Mây bán giá 35.000-40.000 đồng một kg, năm nay do Covid-19, khâu tiêu thụ và vận chuyển gặp khó nên giá giảm gần một nửa.
Những ngày này, thương lái tập trung theo nhóm 3-4 người lái xe máy mang theo giỏ nhựa lên các khu vực vườn đồi ở xã Hương Đô mua cam Khe Mây về bán lẻ tại chợ hoặc nhập cho các cửa hàng hoa quả.
Ông Nguyễn Hồng Nguyên, Chủ tịch Hội nông dân xã Hương Đô, đánh giá mắc màn chống côn trùng là hướng sản xuất sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm.
"Cam Khe Mây là sản phẩm chủ lực phát triển kinh tế của xã, những năm trước mỗi gia đình thu hàng chục triệu đồng, có hộ thu tiền tỷ. Năm nay do Covid-19 nên khâu tiêu thụ kém, giá thấp. Chính quyền đang tìm giải pháp để hỗ trợ đầu ra cho người dân", ông Nguyên nói.
Những ngày này, thương lái tập trung theo nhóm 3-4 người lái xe máy mang theo giỏ nhựa lên các khu vực vườn đồi ở xã Hương Đô mua cam Khe Mây về bán lẻ tại chợ hoặc nhập cho các cửa hàng hoa quả.
Ông Nguyễn Hồng Nguyên, Chủ tịch Hội nông dân xã Hương Đô, đánh giá mắc màn chống côn trùng là hướng sản xuất sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm.
"Cam Khe Mây là sản phẩm chủ lực phát triển kinh tế của xã, những năm trước mỗi gia đình thu hàng chục triệu đồng, có hộ thu tiền tỷ. Năm nay do Covid-19 nên khâu tiêu thụ kém, giá thấp. Chính quyền đang tìm giải pháp để hỗ trợ đầu ra cho người dân", ông Nguyên nói.
Người dân mắc màn cho cây cam. Video: Đức Hùng
Đức Hùng