![]() |
GS Daniel Koshland, ĐH Berkeley. |
Cột sống thứ nhất là chương trình (program). Chương trình miêu tả các thành tố vật chất và sự tương tác giữa chúng trong một cơ chế sống. Ở trái đất, nguyên lý này được thể hiện trên vật liệu di truyền, mà cụ thể là ADN.
Cột sống thứ hai là khả năng ứng biến, nhờ đó các cơ chế sống có thể thay đổi chương trình để thích nghi với những biến động ngoại cảnh. Với các cơ chế sống trên trái đất, khả năng này nằm trong hiện tượng đột biến và chọn lọc tự nhiên (Darwin).
Cột sống thứ ba là khả năng biệt lập hóa. Tức là, mỗi cơ chế sống có khả tăng tách biệt với môi trường nhờ một vỏ bọc, ví dụ da ở người, hoặc màng tế bào ở các sinh vật đơn bào. Vỏ bọc có chức năng bảo vệ cơ chế sống, đồng thời tạo ra một môi trường cho chương trình có thể chạy được.
Cột sống thứ tư là năng lượng. Mọi cơ chế sống đều cần năng lượng từ bên ngoài. Ở trái đất, đó là năng lượng mặt trời.
Cột sống thứ năm là khả năng tự hồi phục và tái sinh. Ở các động vật trên trái đất, đó là khả năng tự hồi phục các tế bào bị hỏng và duy trì nòi giống.
Cột sống thứ sáu là khả năng thích nghi. Ở các động vật trên trái đất, khả năng này cho phép các sinh vật thích nghi với môi trường mà không cần đột biến gene. Tuy nhiên, "cột sống" này chưa chắc đã có ở các hệ sinh vật khác ngoài trái đất.
Cột sống thứ bảy được Koshland gọi là quy trình đồng bộ. Đó là hiện tượng các quá trình trao đổi chất khác nhau có thể diễn ra cùng lúc trong một tế bào mà không gặp cản trở, nhờ tính đặc thù của các enzyme.
Koshland nói rằng thuyết của ông là tổng hợp của những học thuyết mới nhất về hóa sinh hiện nay. Ông muốn hướng tới một mô hình chung, có tính lý thuyết cao, áp dụng được cho mọi dạng sống trong vũ trụ, chứ không chỉ riêng ở trái đất (theo đó, sự sống trên trái đất là một ngoại lệ trong sự sống chung).
Minh Hy (theo dpa)