Người nước Tần tôn sùng màu đen. Từ vua quan tới dân thường, thậm chí cả nô tài đều mặc trang phục màu đen. Ngay cả cách bài trí nơi thiết triều của nước Tần cũng không lộng lẫy nhiều màu như nhiều nước khác, mà lấy màu đen làm chủ đạo.
Trên thực tế, người dân thời nhà Tần thật sự thích màu đen. Theo "Hàn Thư Luật Sử Chí" được ghi chép vào thời Đông Hán (25 TCN – 220), Tần Văn Công (? – 716) ra ngoài đi săn, bắt được một con rồng màu đen.
Màu đen chính là tượng trưng cho "thủy đức", tức hành thủy trong Ngũ hành. Người cai trị nước Tần bấy giờ cho rằng mình mệnh thủy nên chuộng màu đen. Vì vậy, từ thời Xuân Thu Chiến Quốc (770 – 221 TCN) tới khi vua Tần thống nhất thiên hạ đều tôn sùng màu này.
Thuyết Ngũ hành là quan điểm học thuật do nhà âm dương Trâu Diễn (324 – 250 TCN) người nước Tề thời Chiến Quốc khởi xướng. Thuyết này lấy kim, mộc, thủy, hỏa, thổ làm 5 yếu tố xoay chuyển tuần hoàn, được dùng để giải thích sự thịnh suy của mỗi vương triều.
Trong các phim cổ trang, thái giám thường đọc thánh chỉ rằng "Phụng thiên thừa vận, hoàng đế chiếu viết". Từ "thừa vận" chính là chỉ vận mệnh trong ngũ hành.
Khác với thời Tần chuộng màu đen, các học giả thời hiện đại thấy rằng vào thời Hán (202 TCN – 220) lại chuộng "hỏa đức". Vì vậy, đôi khi người ta gọi thời Hán là Viêm Hán, trong đó chữ "viêm" là nóng. Màu đỏ cũng thịnh hành vào thời Hán.
Không như các nước chư hầu khác, đồ hậu cần của nước Tần do triều đình cung cấp. Cờ hiệu nước Tần đều thống nhất màu đen. Nhà Tần thường dùng cờ hiệu màu đen do văn hóa, đại diện của "thủy đức" trong ngũ hành là màu đen. Ngoài ra, cờ hiệu màu đen càng bí ẩn, khó đoán. Sau khi thống nhất Trung Quốc, vua Tần Thủy Hoàng bèn chọn màu đen là quốc sắc của nhà Tần.
Hải Yến