1. Ru ngủ
Hằng đêm nên ru cho bé ngủ. Nếu để tự nhiên bé sẽ không thể tự ngủ như người lớn được. Nếu bạn không ru, bé sẽ khóc. Hơn nữa, khi trẻ buồn ngủ, hãy đưa chúng vào phòng ngủ để tập thói quen và phản xạ ngủ. Từ đó bé sẽ học được cách tự ngủ và sẽ tự ngủ lại khi bé thức dậy trong đêm.
2. Bé quá mệt mỏi
Trẻ ở độ tuổi mới biết đi và mẫu giáo cần 11-14 tiếng đồng hồ mỗi ngày để ngủ bao gồm cả ban đêm và buổi trưa. Thường xuyên luyện tập cho bé ngủ đủ giờ là điều rất tốt. Do đó hãy thiết lập thời gian biểu các sinh hoạt hằng ngày cho bé như lúc nào đi ngủ, thức dậy lúc nào, mấy giờ ngủ trưa, ăn mấy bữa trong ngày, lúc nào vui chơi...
3. Bé luôn trong tình trạng nhớ mẹ
Trong một giai đoạn nhất định phải xa mẹ thì bé cảm thấy nhớ là điều bình thường. Bạn hãy cố gắng khuyến khích bé nói chuyện, ca hát, nhảy múa và cho chúng ăn nhiều hơn. Khi bước sang tháng thứ 6, nếu như bé không bị bệnh bạn hãy để bé ngủ một mình. Tất nhiên, rất khó để bé tự ngủ nên bạn hãy kể chuyện cổ tích hay vuốt lưng cho bé. Một bóng đèn ngủ trong phòng sẽ tốt hơn nếu bé sợ bóng tối.
4. Không có thói quen về giờ ngủ cố định
Lặp đi lặp lại những điều tương tự mỗi đêm trước khi đi ngủ sẽ giúp bé hiểu được lúc nào đến giờ phải đi ngủ. Hãy tạo một thói quen nào đó để trẻ có thể thư giãn trước khi vào giấc ngủ. Chẳng hạn như: tắm cho bé trước khi cho đi ngủ, đọc hoặc kể một câu chuyện, cho bé ăn bữa nhẹ. Hãy tập thói quen một việc trong số đó ở trong phòng của bé. Bạn có thể làm điều này giúp bé hình thành thói quen ngay từ khi được 4 tháng tuổi.
5. Trì hoãn giờ ngủ
Một số trẻ khi đến giờ ngủ thì thường lảng tránh. Chúng tạo ra đủ mọi lý do để câu giờ. Khi đó hãy dẫn bé vào phòng ngủ riêng và hạn chế ghé thăm. Hãy để trẻ hiểu rằng giờ nào việc đó, làm sao phải đi ngủ đúng giờ, khi đó bé sẽ ngoan ngoãn nghe theo lời bạn.
6. Ngủ chưa đủ giấc
Nếu không dược ngủ trưa thì vào ban đêm bé có thể khó ngủ. Hầu hết trẻ em dưới 5 tuổi nên có một giấc ngủ sau bữa ăn trưa. Nếu muốn ngủ, hãy để bé đi ngủ nhưng nhớ đừng để chúng biến giấc ngủ trưa thành giấc ngủ chính thay cho ban đêm.
7. Chứng ngưng thở khi ngủ
Triệu chứng này ít khi xảy ra nhưng thực tế ghi nhận có một số trẻ không thể ngủ do chứng ngưng thở, tức là khi đường hô hấp bị chặn lại. Một số trẻ khác không thể ngủ do tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ, tức là khi đường hô hấp bị chặn, amidan mở rộng khiến chúng bị sùi vòm họng. Biểu hiện của bệnh là ngáy to, thở dốc và hay giật mình tỉnh giấc. Chừng này phổ biến ở độ tuổi từ 3-7, cứ 100 bé sẽ có một trường hợp. Có thể điều trị bằng phẫu thuật hoặc mang khẩu trang ban đêm cho bé.
8. Ngáy
Cứ 10 trẻ thì có một trường hợp ngáy khi ngủ. Chúng có thể ngáy vì nhiều lý do như ngưng thở khi ngủ, dị ứng theo mùa, nghẹt mũi do cảm lạnh, hoặc một vách ngăn mũi bị lệch. Nếu giấc ngủ của bé không có gì bất ổn thì không nên quá lo lắng. Nhưng nếu thấy các triệu chứng trên, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.
9. Ác mộng
Một số trẻ em cũng gặp ác mộng trong giấc ngủ nhưng bạn đừng lo lắng về điều đó, vì đôi khi ác mộng là vô hại. Bạn có thể gợi ý để trò chuyện với con về những điều khủng khiếp đã mơ thấy, từ đó giúp bé yên tâm hơn. Để đề phòng, bạn nên giúp con thư giãn trước khi lên giường sẽ giúp bé có được giấc ngủ ngon. Trong trường hợp bé gặp ác mộng thường xuyên, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ điều trị.
10. Hoạt động trong khi ngủ
Một số trẻ em bị mộng du. Chúng đi lại, nói chuyện, ngồi bật dậy hay làm những việc khác trong tình trạng vô thức. Có thể đôi mắt chúng vẫn mở nhưng tâm trí đang ngủ.
Trường hợp này xảy đến với các em vào độ tuổi đang phát triển. Hãy nhớ rằng đừng bao giờ đánh thức chúng dậy vì bạn có thể khiến chúng thêm sợ hãi, thay vào đó hãy nhẹ nhàng hướng dẫn chúng trở lại giường. Chú ý giữ khoảng cách an toàn cho trẻ tránh xa các vật dụng, cầu thang. Khi đưa chúng trở lại phòng an toàn, hãy chốt cửa phòng lại.
11. Dị ứng, hen suyễn
Một số vấn đề sức khỏe của bé bạn nên để ý như nghẹt mũi dị ứng, cảm lạnh và bệnh hen suyễn có thể làm cho bé khó thở. Đối với trẻ em, đau bụng, hiện tượng trào ngược axit, đau tai, đau do mọc răng cũng có thể làm bé khó ngủ. Khi đó, hãy nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ.
12. Thuốc
Một số thuốc cảm, thuốc dị ứng hoặc thuốc ADHD (trị chứng tăng động) có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Hãy hỏi bác sĩ nhi khoa về loại thuốc bé nên uống, liều lượng và thời gian uống như thế nào để tránh bị rối loạn giấc ngủ. Không nên cho con uống thuốc tùy tiện.
13. Đồng hồ sinh học
Khi trẻ đến tuổi dậy thì, giờ giấc ngủ sẽ bị thay đổi. Chúng sẽ tỉnh táo hơn trong khi ngủ và có xu hướng dậy trễ. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do thói quen thức khuya. Trẻ ở tuổi đang phát triển nên ngủ 8 giờ rưỡi mỗi ngày.
14. Vú giả hoặc thú nhồi bông
Đôi khi vật xung quanh rất hữu dụng để đưa bé vào giấc ngủ. Thú nhồi bông mềm mại là một trong những thứ giúp bé dễ vào giấc ngủ, ngoài ra còn có núm vú giả để bé ngậm sẽ dễ ngủ hơn.
15. Phòng ngủ
Hãy tạo cho trẻ một không gian thích hợp , trong một căn trong phòng tối với chỉ một chiếc đèn ngủ. Trước đó, bữa ăn tối nên cho trẻ ăn dùng những thực phẩm dễ tiêu hóa. Để giữ cho phòng ngủ yên tĩnh, hãy đóng cửa phòng, tránh những tiếng ồn ào bên ngoài.
16. Bỏ qua những ám hiệu chỉ sự mệt mỏi
Con bạn ngủ gật trong lớp học? Bé phải mất đến 30 phút mới có thể đi vào giấc ngủ hoặc thức dậy rất sớm? Là cha mẹ bạn bên để ý xem con bạn có gặp vấn đề gì không, tại sao chúng lại mất ngủ như thế? Đặc biệt, trẻ em 5-10 tuổi cần ít nhất 10 tiếng cho giấc ngủ ban đêm, nếu bé ngủ quá ít có thể ảnh hưởng đến thể lực và trí lực.
17. Đồ dùng công nghệ
Điện thoại, máy tính, máy chơi game và ti vi là những thứ có thể gây nghiện đối với trẻ. Vì thế hãy để chúng ở những nơi khác thay vì đặt trong phòng của con bạn. Phần lớn trẻ dùng những thứ công nghệ này như là một giải pháp để thư giãn, thậm chí người lớn cũng vậy. Thói quen này thường khiến chúng ta khó đi vào giấc ngủ.
18. Căng thẳng
Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Hãy giúp chúng thư giãn bằng cách hít thở sâu, tắm nước ấm... Bạn nên dạy con cách quản lý cảm xúc khi gặp tình huống căng thẳng để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
Thi Trân (Theo Webmd)