Thầy Phạm Thắng, giáo viên môn Hóa học tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI lưu ý học sinh cần nắm chắc chuyên đề Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố Hóa học trong chương trình lớp 10 để có thể vận dụng vào các dạng bài tập trong năm học và xuyên suốt bậc trung học phổ thông.

Thầy Phạm Thắng, giáo viên môn Hóa học tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI.
Kiến thức trọng tâm cần lưu ý
Thầy Phạm Thắng cho biết, trong chuyên đề Bảng tuần hoàn các nguyên tố, học sinh sẽ được giới thiệu về cấu tạo của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, tìm hiểu về nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, các khái niệm quan trọng như: Chu kỳ, nhóm nguyên tố, khối nguyên tố và sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố (cấu hình electron, bán kính nguyên tử, năng lượng ion hóa, tính kim loại và phi kim, độ âm điện...). Cuối cùng, học sinh sẽ được tìm hiểu về quan hệ giữa vị trí, cấu tạo nguyên tử và tính chất của các nguyên tố, đó chính là ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn.
Để học tốt chương này, học sinh cần lưu ý những phần kiến thức trọng tâm sau: Cấu tạo của bảng hệ thống tuần hoàn, các khái niệm quan trọng như chu kỳ, nhóm, sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn.
Để tăng tốc trong khi làm các bài tập, học sinh cần rèn luyện thêm các kĩ năng về xác định vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn, xác định các nguyên tố kế tiếp nhau trong chu kỳ hoặc nhóm, xác định nguyên tố dựa vào phản ứng hóa học, xác định nguyên tố dựa vào phần trăm khối lượng, so sánh bán kính của các nguyên tử và ion.
Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố.
Đặc điểm ô nguyên tố.
Chu kì dãy các nguyên tố.
Nhóm nguyên tố.
Khối nguyên tố.
Những lỗi sai thường gặp
Theo thầy Phạm Thắng, đa phần học sinh thường mắc phải những lỗi như: xác định sai vị trí, đặc điểm, sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn như: bán kính nguyên tử, cấu hình e, độ âm điện, năng lượng ion hóa, tính kim loại, phi kim... hoặc các em chưa hiểu rõ bản chất mối quan hệ giữa vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử và tính chất nguyên tố.
Bên cạnh đó, học sinh cũng thường lúng túng khi giải các bài tập liên quan đến xác định vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn, xác định các nguyên tố kế tiếp nhau trong chu kỳ hoặc nhóm, xác định nguyên tố dựa vào phản ứng hóa học, xác định nguyên tố dựa vào phần trăm khối lượng, so sánh bán kính của các nguyên tử và ion.
Để khắc phục những lỗi trên, các em cần tích cực ôn luyện và tự tổng hợp kiến thức vào sổ ghi chép, tăng cường làm các bài tập tự luyện sau khi đã học xong lý thuyết.
Dưới đây là một số ví dụ tham khảo thầy Phạm Thắng đưa ra:
Quan hệ giữa vị trí và cấu tạo nguyên tử.
Quan hệ giữa vị trí và tính chất nguyên tố.
Ví dụ 1.
Ví dụ 2.
Ngoài ra, học sinh thường gặp khó khăn khi tìm hiểu về sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố, mối quan hệ giữa vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn, cấu tạo nguyên tử và tính chất của các nguyên tố.
Theo đó, học sinh cần nắm chắc và hiểu được tính chất, đặc điểm của các nguyên tố như: Cấu hình e, độ âm điện, tính kim loại, phi kim, bán kính nguyên tử... cũng như sự biến đổi tính chất của các nguyên tố chu kì, nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn. Điều này rất quan trọng, giúp học sinh so sánh được đặc điểm của các nguyên tố, tìm ra quy luật chung cho từng nhóm nguyên tố khác nhau. Khi nắm chắc các quy luật biến đổi trên các em mới có thể giải tốt các dạng bài tập liên quan trong chương này.
Học sinh nên áp dụng phương pháp kẻ bảng so sánh, tìm ra quy luật chung và tích cực ôn luyện, làm các bài tập tự luyện để kiến thức trở thành của mình. Thầy Phạm Thắng cũng nhấn mạnh thêm: "Không chỉ đối với chương này, muốn học tốt Hóa 10, xây dựng được nền tảng hóa học vững chắc, học sinh cần tăng cường khả năng tự học, tự đọc, tự tìm tài liệu trong sách giáo khoa và các nguồn học trực tuyến uy tín để có thể tải các bài tập tự luyện có đáp án hoặc lời giải chi tiết để ôn luyện hằng ngày".
(Nguồn: HOCMAI)