![]() |
Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Minh Hiển. |
Theo ông Hiển, việc lùi thời gian thi trắc nghiệm sẽ giúp các trường chuẩn bị kỹ hơn về mặt kỹ thuật, chuyên môn, đặc biệt là khâu tập huấn cán bộ. Về phía thí sinh, các em cũng có thời gian chuẩn bị, làm quen với phương pháp mới.
Tán đồng với chủ trương lùi thời gian thi trắc nghiệm, nhưng Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Bình Mạc Kim Tôn cho rằng, Bộ nên rút kinh nghiệm về công tác chuẩn bị, tránh tình trạng đưa ra chủ trương mới nhưng không thực hiện được, gây hoang mang cho thí sinh. Theo ông Tôn, nếu quyết định năm 2006 thi trắc nghiệm thì phải chuẩn bị ngay từ bay giờ cho các em học sinh lớp 11. Phó giám đốc ĐH Huế Nguyễn Đức Hưng thận trọng hơn, đề xuất lùi thời gian thi trắc nghiệm đến năm 2007.
Vấn đề công bố điểm sàn trước hay sau khi thi cũng có nhiều ý kiến trái ngược. Theo ông Vũ Viết Bình, Phó ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, việc công bố điểm sàn trước sẽ giúp thí sinh chủ động hơn. Các trường sau khi chấm thi có thể xét tuyển ngay, không phải chờ đợi điểm sàn của bộ. Ông Bình đề xuất mức điểm sàn là 15 cho các khối thi.
Phản bác quan điểm trên, Hiệu trưởng ĐH dân lập Hải Phòng Trần Hữu Nghị cho rằng, chỉ sau khi biết kết quả thi của thí sinh cả nước mới có căn cứ để xác định điểm sàn. Nếu công bố mức sàn trước có thể tạo áp lực với người ra đề thi. Đề khó thì nhiều trường không tuyển đủ thí sinh, đề dễ thì mức sàn lại quá thấp. Ý kiến của ông Nghị nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu. Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển đồng ý với phương án điểm sàn công bố sau khi thi, giống như mùa tuyển sinh 2004.
![]() |
Thảo luận tuyển sinh qua cầu truyền hình. Ảnh: Anh Tuấn |
Chủ đề nóng nhất, gây tranh cãi nhiều nhất là việc các trường cao đẳng sẽ tổ chức thi tuyển hay sử dụng kết quả của kỳ thi đại học để xét tuyển? Hiệu phó CĐ Sư phạm TP HCM Nguyễn Việt Bắc bày tỏ quan điểm: "Ba năm gần đây, trường có 2 năm tuyển sinh dựa vào kết quả thi đại học và 1 năm tổ chức thi tuyển. Chất lượng sinh viên thông qua kỳ thi trực tiếp cao hơn xét tuyển, thí sinh cũng có nhiều cơ hội trúng tuyển hơn, các em vừa có thể thi đại học vừa thi cao đẳng".
Hiệu trưởng CĐ Cộng đồng Quảng Ngãi Huỳnh Thái Đức cho rằng, quy định cao đẳng không tổ chức thi là tốt, nhưng không nên áp dụng cứng nhắc với tất cả các trường. Ông Đức nêu lên một thực trạng là một số cao đẳng địa phương chỉ tuyển thí sinh có hộ khẩu tại tỉnh nhà. Nếu các trường này không được tổ chức thi, thí sinh sẽ phải lặn lội lên thành phố để ứng thí. Chốt lại, Bộ trưởng GD&ĐT quyết định, không bắt buộc các cao đẳng sử dụng kết quả thi đại học để xét tuyển.
Năm nay, lần đầu tiên Bộ GD&ĐT họp Hội nghị tuyển sinh qua cầu truyền hình. Cách tổ chức hội nghị này được Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm và nhiều đại biểu đánh giá cao. Ngoài việc tiết kiệm 6 tỷ đồng, cách tổ chức mới còn tiết kiệm thời gian, thu hút trí tuệ của nhiều tầng lớp nhân dân.
Việt Anh
Độc giả có thể tham gia ý kiến tại đây: