Nhiều chuyên gia cho rằng, việc xây dựng kế hoạch tài chính cho vợ chồng hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hoàn cảnh, thu nhập, thói quen chi tiêu, tính cách... Điều này đòi hỏi sự phối hợp hài hòa giữa vợ chồng để duy trì sự tự chủ về tài chính và đảm bảo xây dựng thành công các mục tiêu chung.
Ông Phan Hoàng Quân - chuyên gia Hoạch định tài chính cá nhân tại CTCP Tư vấn Đầu tư và Quản lý Tài sản FIDT nhấn mạnh, có ba yếu tố trong việc xác định người nắm giữ tài chính gồm nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng; mục tiêu tài chính ngắn và dài hạn; kinh nghiệm, năng lực quản lý của người giữ tiền.
Đồng thời, trong quản lý tài chính cũng bao hàm nhiều phạm vi như quản lý chi tiêu, đầu tư tài sản, bảo vệ tài chính... Do đó, việc quản lý tiền bạc không cần thiết phải tập trung vào một cá nhân mà nên có sự phân bổ phù hợp.
Chia sẻ mục tiêu tài chính
Vợ chồng chị Lý Thị Thư (32 tuổi, TP HCM) duy trì sự đồng thuận trong việc quản lý tài chính gia đình bằng cách lập các mục tiêu tài chính chung. Chị Thư chia sẻ, từ khi cùng nhau tích lũy cho mục tiêu chung, cả hai vợ chồng chị ít xảy ra xung đột liên quan đến tiền bạc, chi tiêu trong gia đình. Các vấn đề như thu nhập, thói quen chi tiêu, mục tiêu tài chính được vợ chồng chị trao đổi và thống nhất từ trước khi kết hôn. Thay vì tranh cãi ai nên là người giữ tiền, vợ chồng chị tạo các mục tiêu tài chính ở mỗi giai đoạn và phân chia trách nhiệm đóng góp cụ thể.
Mục tiêu ưu tiên hiện tại của vợ chồng chị Thư là cho con trai của chị đi du học khi bé đủ 18 tuổi. Theo đó, chị Thư chủ động tạo một mục tiêu chung để cả hai vợ chồng cùng tích lũy và đầu tư.
Chị Thư cho biết, sau khi tham khảo nhiều giải pháp, chị chọn tạo mục tiêu tài chính trên một ứng dụng đầu tư quỹ mở có đa dạng nhiều chứng chỉ quỹ từ các tổ chức phát hành khác nhau. Điều này giúp chị dễ dàng theo dõi, so sánh được các sản phẩm chứng chỉ quỹ mở trên thị trường, từ đó, đa dạng hóa danh mục để đạt được các mục tiêu tài chính đặt ra.
Cụ thể, để chuẩn bị đủ số tiền cho con trai du học vào năm 2035, mỗi tháng vợ chồng chị Thư phải tích lũy số tiền hơn 10 triệu đồng. Sau khi tạo mục tiêu trên ứng dụng đầu tư này, chị Thư chọn tính năng chia sẻ mục tiêu với chồng.
Hàng tháng, chồng chị Thư sẽ chuyển 7 triệu đồng để đóng góp vào quỹ và 3 triệu đồng còn lại sẽ do chị Thư đóng góp. Tỷ lệ này đã được vợ chồng chị thống nhất trước đó để cùng thực hiện mục tiêu chung.
Lợi nhuận bình quân hàng năm của quỹ mở trong những năm gần đây khoảng 12-15% một năm. Do đó, vợ chồng chị cho rằng việc lựa chọn đầu tư vào chứng chỉ quỹ mở sẽ tạo ra giải pháp tích lũy an toàn cho những mục tiêu tài chính mang tính dài hạn, đặc biệt phù hợp với những người không có nhiều thời gian và kiến thức đầu tư như chị Thư.
Việc quản lý tài chính thông qua ứng dụng quỹ mở giúp gia đình chị Thư thuận tiện trong thao tác giao dịch và có những trải nghiệm quản lý tài chính trực quan. Đặc biệt, các kế hoạch tài chính được thiết kế phù hợp với mục tiêu cụ thể, tăng tính cá nhân hóa giúp mỗi người cùng chia sẻ trách nhiệm đóng góp cho mục tiêu.
Các tính năng nổi bật của ứng dụng như thiết kế lộ trình cho mục tiêu, đề xuất danh mục đầu tư theo khẩu vị rủi ro, nhắc nhở tích lũy định kỳ... Nhờ đó, người dùng có thể xây dựng thói quen tích lũy trong gia đình một cách kỷ luật.
"Khi vợ chồng cùng kết hợp thu nhập để đầu tư vào một mục tiêu chung không chỉ tăng cường sự chia sẻ, tôn trọng lẫn nhau mà còn giúp giảm phí giao dịch, tối ưu hóa lợi nhuận để cùng sớm đạt được mục tiêu", chị Thư nói.
Độc giả có thể xem thêm lợi nhuận quỹ mở tại đây.
Thảo Vân