Hình ảnh chụp từ trực thăng cảnh sát Australia cho thấy sông Nepean và Hawkesbury tràn bờ, gây ngập lụt khu vực Chipping Norton ở ngoại ô Sydney ngày 4/7.
Hơn 30.000 người sống ở Sydney và khu vực lân cận hôm nay được lệnh di dời hoặc sẵn sàng sơ tán khi thành phố đông dân nhất Australia trải qua trận lụt có thể nghiêm trọng nhất trong vòng 18 tháng.
Hình ảnh chụp từ trực thăng cảnh sát Australia cho thấy sông Nepean và Hawkesbury tràn bờ, gây ngập lụt khu vực Chipping Norton ở ngoại ô Sydney ngày 4/7.
Hơn 30.000 người sống ở Sydney và khu vực lân cận hôm nay được lệnh di dời hoặc sẵn sàng sơ tán khi thành phố đông dân nhất Australia trải qua trận lụt có thể nghiêm trọng nhất trong vòng 18 tháng.
Biển báo giao thông ở Londonderry, ngoại ô Sydney, chìm trong nước lũ hôm 4/7.
Giới chức cảnh báo cư dân vùng ngoại ô tây bắc Sydney nếu không sơ tán trong hôm nay có thể bị mắc kẹt trong tình trạng mất điện, nước và các dịch vụ thiết yếu khi nước lũ dâng cao.
Biển báo giao thông ở Londonderry, ngoại ô Sydney, chìm trong nước lũ hôm 4/7.
Giới chức cảnh báo cư dân vùng ngoại ô tây bắc Sydney nếu không sơ tán trong hôm nay có thể bị mắc kẹt trong tình trạng mất điện, nước và các dịch vụ thiết yếu khi nước lũ dâng cao.
Những ngôi nhà ở Richmond, ngoại ô Sydney, chìm trong biển nước sau những trận mưa lớn liên tục.
Lực lượng cứu hộ bang New South Wales (SES) trên xuồng cứu hộ di chuyển dọc tuyến đường ngập lụt do nước từ sông Hawkesbury dâng cao ở Windsor, tây bắc Sydney.
Sông Hawkesbury được mô tả như một "đại dương trong đất liền" khi đạt đỉnh 14 mét sáng nay. Khu vực hạ lưu sông đã hứng chịu ba trận lũ lớn liên tiếp từ đầu năm tới nay.
Lực lượng cứu hộ bang New South Wales (SES) trên xuồng cứu hộ di chuyển dọc tuyến đường ngập lụt do nước từ sông Hawkesbury dâng cao ở Windsor, tây bắc Sydney.
Sông Hawkesbury được mô tả như một "đại dương trong đất liền" khi đạt đỉnh 14 mét sáng nay. Khu vực hạ lưu sông đã hứng chịu ba trận lũ lớn liên tiếp từ đầu năm tới nay.
Nước lũ bủa vây một nhà xưởng công nghiệp ở Londonderry.
Nhiều người dân Sydney cho biết họ vừa mới khắc phục hậu quả của hai trận lũ hồi đầu năm và trở lại cuộc sống bình thường thì đợt lũ thứ ba ập đến.
"Lũ lụt tàn phá thật khủng khiếp, thật không thể tin nổi", Theresa Fedeli, người đứng đầu thị trấn Camden ở ngoại ô Sydney, nói. "Đa số người dân vừa vượt qua trận lũ trước, sửa sang lại nhà cửa, đi làm trở lại và rồi lũ lại tiếp tục đến"
Nước lũ bủa vây một nhà xưởng công nghiệp ở Londonderry.
Nhiều người dân Sydney cho biết họ vừa mới khắc phục hậu quả của hai trận lũ hồi đầu năm và trở lại cuộc sống bình thường thì đợt lũ thứ ba ập đến.
"Lũ lụt tàn phá thật khủng khiếp, thật không thể tin nổi", Theresa Fedeli, người đứng đầu thị trấn Camden ở ngoại ô Sydney, nói. "Đa số người dân vừa vượt qua trận lũ trước, sửa sang lại nhà cửa, đi làm trở lại và rồi lũ lại tiếp tục đến"
Ôtô mắc kẹt trong nước lũ ở Camden, ngoại ô Sydney. Một người đàn ông đã chết do bị nước lũ cuốn trôi ở sông Parramatta, phía tây thành phố Parramatta, hôm 3/7.
Carlene York, giám đốc SES, cảnh báo lũ lụt ở Sydney và các vùng khác thuộc New South Wales có thể nghiêm trọng hơn khi mưa lớn tiếp tục trút xuống.
"Chúng tôi dự báo nước lũ lần này sẽ cao nhất trong vòng 18 tháng qua", bà York nói, đồng thời cảnh báo không có gì đảm bảo rằng những ngôi nhà vượt qua được trận lũ đầu năm sẽ an toàn lần này.
Ôtô mắc kẹt trong nước lũ ở Camden, ngoại ô Sydney. Một người đàn ông đã chết do bị nước lũ cuốn trôi ở sông Parramatta, phía tây thành phố Parramatta, hôm 3/7.
Carlene York, giám đốc SES, cảnh báo lũ lụt ở Sydney và các vùng khác thuộc New South Wales có thể nghiêm trọng hơn khi mưa lớn tiếp tục trút xuống.
"Chúng tôi dự báo nước lũ lần này sẽ cao nhất trong vòng 18 tháng qua", bà York nói, đồng thời cảnh báo không có gì đảm bảo rằng những ngôi nhà vượt qua được trận lũ đầu năm sẽ an toàn lần này.
Ôtô bật đèn pha giữa ban ngày, lao qua vùng nước lũ ở Richmond, ngoại ô Sydney.
Lực lượng cứu hộ bang New South Wales đã nhận được hơn 3.000 cuộc gọi cầu cứu và thực hiện ít nhất 140 chuyến giải cứu từ 2/7 tới nay. Nhiều người mắc kẹt trong ôtô khi cố đi qua vùng nước lũ hoặc không thể rời khỏi nhà vì nước dâng cao.
Ôtô bật đèn pha giữa ban ngày, lao qua vùng nước lũ ở Richmond, ngoại ô Sydney.
Lực lượng cứu hộ bang New South Wales đã nhận được hơn 3.000 cuộc gọi cầu cứu và thực hiện ít nhất 140 chuyến giải cứu từ 2/7 tới nay. Nhiều người mắc kẹt trong ôtô khi cố đi qua vùng nước lũ hoặc không thể rời khỏi nhà vì nước dâng cao.
Rác rưởi kẹt giữa cầu Windsor khi nước lũ dâng cao.
Quân đội Australia đã điều động 100 binh sĩ tới khu vực bị bão lũ ảnh hưởng.
"Mặt đất đã bão hòa nước, sông chảy xiết, đập tràn bờ", bà York nói. "Tình hình đang rất nguy hiểm".
Rác rưởi kẹt giữa cầu Windsor khi nước lũ dâng cao.
Quân đội Australia đã điều động 100 binh sĩ tới khu vực bị bão lũ ảnh hưởng.
"Mặt đất đã bão hòa nước, sông chảy xiết, đập tràn bờ", bà York nói. "Tình hình đang rất nguy hiểm".
Trực thăng của lực lượng cứu hộ tiếp cận tàu chở hàng trôi dạt ngoài khơi Wollongong ngày 4/7. Video: 9News
Một tàu hàng cùng 21 thủy thủ rời cảng sáng 4/7 và đang trôi dạt trên vùng biển phía nam Sydney do mất điện. Kế hoạch giải cứu bằng trực thăng không thành công do thời tiết xấu. Ba tàu lai dắt đã kéo tàu vào gần bờ, cố giữ tàu không va đập với vách đá.
Theo ABC, con tàu gặp sự cố do ảnh hưởng của đợt mưa lũ đang trút xuống đường bờ biển dài 500 km từ Newcastle tới Vịn Baterman ở phía nam bang New South Wales.
Một phụ nữ nhìn về phía vùng đất nông nghiệp ngập nước lũ ở Richmond, ngoại ô Sydney.
Bờ biển phía đông Australia liên tục hứng chịu mưa lũ suốt 18 tháng qua. Đợt lũ lớn hồi tháng 3 khiến hơn 20 người trong khu vực thiệt mạng.
Một phụ nữ nhìn về phía vùng đất nông nghiệp ngập nước lũ ở Richmond, ngoại ô Sydney.
Bờ biển phía đông Australia liên tục hứng chịu mưa lũ suốt 18 tháng qua. Đợt lũ lớn hồi tháng 3 khiến hơn 20 người trong khu vực thiệt mạng.
Lực lượng cứu hộ sử dụng xuồng cao su tiếp cận một xe tải mắc kẹt trong nước lũ ở Chipping Norton tối 3/7.
Climate Council, tổ chức khí hậu phi chính phủ tại Australia, nhận định biến đổi khí hậu là nguyên nhân góp phần gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan thường xuyên, đồng thời nói thêm Australia "chưa chuẩn bị tốt" để ứng phó.
Thủ hiến bang New South Wales Dominic Perrottet cho rằng hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra phổ biến hơn và "chính phủ cần điều chỉnh, đảm bảo chúng ta đủ năng lực ứng phó với môi trường thay đổi".
Lực lượng cứu hộ sử dụng xuồng cao su tiếp cận một xe tải mắc kẹt trong nước lũ ở Chipping Norton tối 3/7.
Climate Council, tổ chức khí hậu phi chính phủ tại Australia, nhận định biến đổi khí hậu là nguyên nhân góp phần gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan thường xuyên, đồng thời nói thêm Australia "chưa chuẩn bị tốt" để ứng phó.
Thủ hiến bang New South Wales Dominic Perrottet cho rằng hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra phổ biến hơn và "chính phủ cần điều chỉnh, đảm bảo chúng ta đủ năng lực ứng phó với môi trường thay đổi".
Ảnh: AFP,AP, 9News