Lớp học được mở tại điểm lẻ trường Tiểu học khu Chai – Lách (xã Mường Chanh), hiện có 24 học viên đều là người dân tộc Khơ Mú.
Lớp học được mở tại điểm lẻ trường Tiểu học khu Chai – Lách (xã Mường Chanh), hiện có 24 học viên đều là người dân tộc Khơ Mú.
Đứng lớp là những người thầy mang quân hàm xanh thuộc biên chế của Đồn biên phòng Quang Chiểu do đại uý Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Đội vận động quần chúng làm chủ nhiệm. Tham gia giảng dạy còn có thêm hai đồng đội khác cùng đơn vị. Đây là lớp xoá mù chữ thứ hai được bộ đội biên phòng mở tại bản Lách.
Đứng lớp là những người thầy mang quân hàm xanh thuộc biên chế của Đồn biên phòng Quang Chiểu do đại uý Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Đội vận động quần chúng làm chủ nhiệm. Tham gia giảng dạy còn có thêm hai đồng đội khác cùng đơn vị. Đây là lớp xoá mù chữ thứ hai được bộ đội biên phòng mở tại bản Lách.
Không kể ngày mưa hay ngày nắng, những người dân chưa biết chữ ở bản vùng cao đều chăm chỉ đến lớp. Tối nay, Hà Thị Lá (24 tuổi) vào lớp mà chưa kịp ăn bữa tối. "Lên rẫy về chỉ kịp rửa vội chân tay, thay bộ quần áo rồi theo chị em đến lớp. Nếu ăn tối sẽ trễ giờ, không theo kịp bài học", Lá cho hay.
Không kể ngày mưa hay ngày nắng, những người dân chưa biết chữ ở bản vùng cao đều chăm chỉ đến lớp. Tối nay, Hà Thị Lá (24 tuổi) vào lớp mà chưa kịp ăn bữa tối. "Lên rẫy về chỉ kịp rửa vội chân tay, thay bộ quần áo rồi theo chị em đến lớp. Nếu ăn tối sẽ trễ giờ, không theo kịp bài học", Lá cho hay.
Sau hơn hai tháng theo học, hầu hết học viên trong lớp như Lá đều nhận được mặt chữ, đọc thành thạo dù nét chữ viết trong vở còn nghuệch ngoạc.
Sau hơn hai tháng theo học, hầu hết học viên trong lớp như Lá đều nhận được mặt chữ, đọc thành thạo dù nét chữ viết trong vở còn nghuệch ngoạc.
Lò Thị Xuôi (38 tuổi) chăm chú đọc bài thơ theo hướng dẫn của thầy. Chị chưa bỏ bất kể buổi học nào từ hôm khai giảng. "Hết hai tiếng ở lớp, về nhà tôi lại luyện đọc cùng hai đứa cháu nhỏ đang học lớp 3 và lớp một. Có khi vừa nấu bếp, vừa thái rau cho lợn cũng học", chị Xuôi chia sẻ.
Người phụ nữ sinh ra trong gia đình đông anh em, gia cảnh khó nghèo nên tuổi thơ không được cắp sách đến trường. Khi nghe bộ đội mở lớp học chữ, chị Xuôi được chồng con động viên đi học.
Lò Thị Xuôi (38 tuổi) chăm chú đọc bài thơ theo hướng dẫn của thầy. Chị chưa bỏ bất kể buổi học nào từ hôm khai giảng. "Hết hai tiếng ở lớp, về nhà tôi lại luyện đọc cùng hai đứa cháu nhỏ đang học lớp 3 và lớp một. Có khi vừa nấu bếp, vừa thái rau cho lợn cũng học", chị Xuôi chia sẻ.
Người phụ nữ sinh ra trong gia đình đông anh em, gia cảnh khó nghèo nên tuổi thơ không được cắp sách đến trường. Khi nghe bộ đội mở lớp học chữ, chị Xuôi được chồng con động viên đi học.
Người lớn tuổi nhất trong lớp học xoá mù ở bản Lách đã 50 tuổi, trẻ nhất mới lên 9-10. Gia đình bà Cút Thị Bao có ba mẹ con, bà cháu cùng theo học. "Không có chữ thiệt thòi lắm", bà Bao nói và mong muốn mai kia biết đọc sách làm kinh tế để nuôi con bò, con gà nhanh lớn như người miền xuôi...
Người lớn tuổi nhất trong lớp học xoá mù ở bản Lách đã 50 tuổi, trẻ nhất mới lên 9-10. Gia đình bà Cút Thị Bao có ba mẹ con, bà cháu cùng theo học. "Không có chữ thiệt thòi lắm", bà Bao nói và mong muốn mai kia biết đọc sách làm kinh tế để nuôi con bò, con gà nhanh lớn như người miền xuôi...
Nhiều đứa trẻ trong bản Lách cũng theo cha mẹ đến lớp học buổi tối. Ngồi phía cuối lớp, thi thoảng chúng lại nhắc bài khi có người đọc sai.
Nhiều đứa trẻ trong bản Lách cũng theo cha mẹ đến lớp học buổi tối. Ngồi phía cuối lớp, thi thoảng chúng lại nhắc bài khi có người đọc sai.
Để động viên bà con đến lớp, cả Trưởng bản Lách Trịnh Văn Xôm (56 tuổi, bên phải) và Phó bản Lương Văn Mày dù đã biết đọc, viết nhưng ngày nào cũng đến lớp cùng học với dân bản. Theo ông Xôm, bản Lách có 53 hộ với 255 nhân khẩu đều là người Khơ Mú. Do điều kiện kinh tế khó khăn, định cư ở vùng đồi núi cao, xa xôi hẻo lánh (bản cách TP Thanh Hoá gần 300 km) nên nhiều người dân nơi đây thất học.
Đại uý Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Đội vận động quần chúng, Đồn biên phòng Quang Chiểu cho hay, không được học qua nghiệp vụ sư phạm, nhưng các anh vẫn tự tin đứng lớp. Để tìm phương pháp truyền đạt dễ hiểu, dễ tiếp thu cho đồng bào, anh và đồng đội tự đọc sách báo, mày mò rồi rút kinh nghiệm dần qua mỗi lớp học.
Để động viên bà con đến lớp, cả Trưởng bản Lách Trịnh Văn Xôm (56 tuổi, bên phải) và Phó bản Lương Văn Mày dù đã biết đọc, viết nhưng ngày nào cũng đến lớp cùng học với dân bản. Theo ông Xôm, bản Lách có 53 hộ với 255 nhân khẩu đều là người Khơ Mú. Do điều kiện kinh tế khó khăn, định cư ở vùng đồi núi cao, xa xôi hẻo lánh (bản cách TP Thanh Hoá gần 300 km) nên nhiều người dân nơi đây thất học.
Đại uý Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Đội vận động quần chúng, Đồn biên phòng Quang Chiểu cho hay, không được học qua nghiệp vụ sư phạm, nhưng các anh vẫn tự tin đứng lớp. Để tìm phương pháp truyền đạt dễ hiểu, dễ tiếp thu cho đồng bào, anh và đồng đội tự đọc sách báo, mày mò rồi rút kinh nghiệm dần qua mỗi lớp học.
Lớp học xoá mù của những người thầy mang quân hàm xanh. Video: Lê Hoàng.
Lê Hoàng