Thứ sáu, 1/11/2019, 10:00 (GMT+7)

Sau ba tháng chạy thử nghiệm, giữa tháng 10 vừa qua, tại khu công nghiệp Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP HCM, nhà máy panel chống cháy của Công ty Cách âm Cách nhiệt Phương Nam chính thức đưa vào vận hành, trở thành một trong những nhà máy sản xuất panel công nghệ cao quy mô nhất miền Nam.

Đây đồng thời là một trong những nhà máy sở hữu công nghệ hiện đại khi lắp đặt hai dây chuyền sản xuất khép kín và liên tục, công nghệ từ châu Âu và được các kỹ sư Đài Loan điều chỉnh nhằm cho ra đời các sản phẩm phù hợp với môi trường, khí hậu và thổ nhưỡng Việt Nam.

Với nhà máy mới, Phương Nam đã mở rộng chuỗi sản xuất cung ứng hàng hàng triệu m2 panel cách nhiệt, panel phòng sạch mỗi năm, tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành đơn vị đầu ngành về vật liệu nhẹ, công nghệ cao, giải quyết các bài toán về thời gian và chi phí thi công các công trình công nghiệp lẫn dân dụng.

Nhiều nghiên cứu thị trường cho thấy, châu Á - Thái Bình Dương có sức tiêu thụ panel cách nhiệt - chống cháy tiềm năng nhất, cao hơn cả châu Âu - nơi sản sinh ra vật liệu này. Tỷ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm (CAGR) khoảng 6,13% trong giai đoạn 2018-2023, theo hãng nghiên cứu Modor Intelligence (Ấn Độ).

Các thủ phủ công nghiệp khổng lồ mọc ra tại Trung Quốc, Brazil tạo ra cơ hội lớn cho thị trường panel cách nhiệt với các ưu điểm về khả năng chống cháy, hạn chế chất thải. Khí hậu ấm lên, môi trường làm việc tại các công xưởng ngày càng khắc nghiệt cũng được nhận định sẽ thúc đẩy mô hình nhà xưởng panel cách nhiệt nhân rộng.

Hầu hết các báo cáo cùng nhận định, khi ngành công nghiệp tiếp tục mở rộng ở các quốc gia đang phát triển, thị trường tấm cách nhiệt mặt kim loại dự kiến tiếp tục tăng trưởng. Các doanh nghiệp sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để xây dựng các công xưởng bằng vật liệu công nghệ cao, tiết kiệm thời gian thi công và đề cao yếu tố phát triển bền vững.

Giống như nhiều nước khác trên thế giới, mức tiêu thụ panel cách nhiệt cũng tăng nhanh tại Việt Nam. Theo số liệu ước tính từ công ty Phương Nam, tại khu vực Đông Nam Á, tổng sản lượng panel cách nhiệt cần cung ứng là 21,1 triệu m2. Trong đó, Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn với hơn 6,3 triệu m2 panel. Trong dự đoán, sản lượng sẽ tăng trung bình 18% mỗi năm, đạt 10,5 triệu m2 vào năm 2021.

Trên thực tế, tại nhiều tỉnh thành khắp cả nước, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm... chọn panel cách nhiệt lựa vật liệu này để thi công nhà xưởng, kho lạnh, hầm đông, kho kháng khuẩn. 

Một trong những yếu tố thúc đẩy lĩnh vực cách nhiệt tại Việt Nam được giới chuyên gia nhận định là quá trình công nghiệp hóa gắn liền với bảo vệ môi trường. Các khu công nghiệp, khu chế xuất mọc đòi hỏi công tác xây dựng tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường.

Yêu cầu về thời gian thi công từ các chủ đầu tư cũng khiến nhà thầu chuyển hướng từ phương pháp xây thô sang lắp dựng panel. Một khu nhà xưởng diện tích hơn 20.000m2 có thể hoàn thành chỉ trong thời gian 2-3 tháng. Đặc tính về độ nhẹ của vật liệu này còn giúp giảm tải trọng kết cấu, giảm lực ép cọc móng, nhờ đó phù hợp cho các vùng có thổ nhưỡng nhiễm mặn, oxy hóa tại Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ...

Các chuyên gia nhận định Việt Nam có rất nhiều điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa để trở thành một trong những thị trường panel cách nhiệt lớn nhất khu vực. Đối với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu công nghệ cao, đây là cơ hội để phát triển thương hiệu, cải tiến công nghệ để tăng nguồn thu trong và ngoài nước.

Hình thành và phát triển với mảng phân phối tôn nguyên liệu từ đầu thập niên 90, ông Giáp Văn Thanh - Tổng giám đốc Công ty TNHH Cách âm Cách nhiệt Phương Nam sớm có cơ hội tiếp cận với công nghệ vật liệu tại các quốc gia phát triển tại châu Âu. Trong đó, những ngôi nhà bằng panel cách nhiệt khiến ông Thanh bất ngờ bởi vận chuyển dễ dàng, thời gian thi công nhanh gọn, trong khi độ bền bỉ trước yếu tố khí hậu và thời tiết không thua kém các vật liệu nung.

Ông nung nấu ý tưởng xây dựng nhà máy sản xuất loại vật liệu này để phổ biến loại vật liệu này cùng những lợi ích của nó cho người dân Việt Nam, tuy nhiên theo ông hành trình này không hề dễ dàng. Phương Nam sau hàng chục năm sản xuất tôn vẫn chỉ là một doanh nghiệp sản xuất dựa trên công nghệ cũ, hai nhà máy công ty vận hành có quy mô nhỏ.

Năm 2015, ông quyết tâm sang các quốc gia châu Âu như Đức, Pháp nhằm nghiên cứu và tìm hiểu công nghệ sản xuất panel cách nhiệt. Càng đi sâu, ông càng ấn tượng với các quy trình sản xuất tự động và liên tục. Lớp polyurethane được tô kín đều giữa hai mảng kim loại, sau đó qua quá trình sinh nhiệt để tạo độ giãn nở đều tại tất cả bề mặt. Trong khi đó, tại Việt Nam lúc này các nhà sản xuất vẫn phải bơm thủ công lớp PU, khiến khả năng chống chịu trước khí hậu, môi trường kém hơn.

Vị tổng giám đốc đến gặp nhiều chủ nhà máy, thương thảo để mang công nghệ này mang về Việt Nam.

Không từ bỏ tầm nhìn, ông Giáp Văn Thanh tìm các quốc gia trong khu vực để giao "đề bài". Một đơn vị tại Đài Loan có thể xây dây chuyền tương tự, chưa kể còn điều chỉnh để thành phẩm phù hợp với điều kiện tại Việt Nam.

Nhà máy panel cách nhiệt mới của Phương Nam ra đời dựa trên hợp tác đó, với mức đầu tư ước tính hơn 10 triệu USD. Các chuyên gia đã thiết kế và đo đạc kỹ lưỡng, biến mảnh đất rộng lớn hơn 25.000m2 thành công xưởng quy mô. Trong ba tháng, nhà máy xây dựng hoàn chỉnh. Giai đoạn một đi vào hoạt động hai hệ thống dây chuyền khép kín nhập khẩu từ Đức, Đài Loan.

Các chuyên gia nước ngoài hỗ trợ doanh nghiệp từ khâu lắp đặt, sử dụng, vận hành và bảo dưỡng. Áp dụng các tiêu chuẩn tự động hóa, nhà máy hạn chế tối đa nhân công tại bước sản xuất. Cũng nhờ tự động hóa mà Phương Nam có thể tiết kiệm chi phí, giúp giá thành sản phẩm thấp hơn các sản phẩm nhập khẩu. 

Năng suất của nhà máy hiện đạt hơn công suất đến 37.000m2 panel chống cháy mỗi ngày, tương đương hàng chục triệu m2 vật liệu panel một năm. Hệ thống còn tạo tiền đề để công ty liên tục nâng cấp sản phẩm. Độ dày của từng tấm panel có thể đạt 40-200mm, càng dày hiệu quả cách âm cách nhiệt càng cao, đáp ứng đòi hỏi khắt khe cho các kho lạnh, kho chế biến thực phẩm sạch hoặc bảo quản được liệu... 

Công nghệ mới còn cho phép Phương Nam sản xuất các panel ngàm bất đối xứng để thi công vách dựng, tức giữa các panel khi ghép nối sẽ không để lộ mặt tiếp xúc, giấu được các mối nối và ốc vít, đồng thời tăng độ kín khít ngăn nước tuyệt đối.

Nhà máy 10 triệu USD của Cách nhiệt Phương Nam
 
 

Theo ông Giáp Hoàng Long - Giám đốc Quản lý Dự án của Phương Nam, công nghệ hiện đại là một chuyện, panel cách nhiệt còn phải chú trọng yếu tố nguyên vật liệu đầu vào, theo các tiêu chuẩn đã ký kết với chủ đầu tư.

Các cuộn tôn nguyên liệu được Phương Nam đặt hàng dòng cao cấp của nhà cung cấp Bluescope nhằm đảm bảo hệ số phản xạ ánh sáng thấp, tạo độ mát cho các công trình và kháng khuẩn, chống ăn mòn oxy hóa. Hóa chất chế tạo lớp nhân polyurethane nhập khẩu từ Thỗ Nhĩ Kỳ... đảm bảo chất lượng, độ cách âm cách nhiệt cho từng tấm panel cách nhiệt.

Bên cạnh công nghệ sản xuất hiện đại, nhà máy của Phương Nam còn dựa trên chuẩn xây dựng xanh của Mỹ. Vách dựng, mái áp của nhà máy đều sử dụng panel hai mặt tôn cách nhiệt cách âm do công ty sản xuất. Vật liệu giảm tác động của khí hậu nắng nóng tại miền Nam, đảm bảo hiệu suất làm việc của công nhân, đồng thời giảm tiêu thụ điện năng cho các hệ thống cấp gió tươi, giúp bảo vệ môi trường".

Nội khu công trình còn trang bị hệ thống thu gom, xử lý nước mưa từ mái thành thành nước sinh hoạt, điều tiết nước sử dụng. Mảng xanh được tưới tiêu tự động, đảm bảo chất lượng không khí và tạo cảnh quan.

Lễ khánh thành cụm nhà máy hôm 14/10 đón hàng trăm quan khách. Đây được coi là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước ngoặt mới của doanh nghiệp.

Trên sân khấu, ông Giáp Văn Thanh - Tổng giám đốc Công ty chia sẻ với các đối tác, bạn hàng, nhà cung cấp rằng cụm nhà máy này là thành quả sau quá trình vượt nhiều thử thách của công ty trong hai thập kỷ hoạt động. Sản phẩm từ nhà máy này theo các container đến nhiều tỉnh thành trên cả nước, với các dự án tiêu biểu như nhà máy nhiệt điện Long Phú (Sóc Trăng), nhà máy nước Satori (Long An), trang trại Phú Gia (Thanh Hóa), nhà máy hàng không Sunshine (Đà Nẵng), chuỗi xưởng chế biến tập đoàn Masan trải dài trên cả nước...

Hiện bên cạnh phục vụ khách hàng nội địa, 10% sản lượng panel của Phương Nam từ cụm nhà máy này xuất khẩu sang các nước trong khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Philippines và châu Âu như Ba Lan, Hà, Cộng hòa Séc.

Theo ông Thanh, dù sản lượng xuất khẩu còn khiêm tốn, nhưng phần nào chứng minh định hướng công ty đang theo đuổi là đúng đắn. Bên cạnh đó, việc được các thị trường này chấp nhận cũng tạo bệ phóng vững chắc cho công trước khi thâm nhập vào khó tính hơn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc - vốn đang đặt các nhà máy hiện đại hàng đầu thế giới.

Bên cạnh chiến lược đầu tư công nghệ và xây dựng nhà máy quy mô lớn, trong giai đoạn 2019-2020, đại diện Phương Nam cho biết công ty còn triển khai chương trình phát triển thương hiệu, mở rộng mạng lưới khách hàng.