Nhớ lâu lâu rồi độ 10 năm về trước, mình được xem một bộ phim có một loạt diễn viên, nếu nhớ không lầm là Lương Gia Huy, Chân Tử Đan – vai thái giám và có cả Trương Mạn Ngọc - chủ quán rượu. Một câu chuyện có tiết tấu nhanh với phong cách diễn hình như rất "Từ Khắc" với series phim của ông như Hoàng Phi Hồng hay Địch Nhân Kiệt.
Mình sẽ so sánh một vài nhân vật tiêu điểm để nêu bật nên những điều mà bản 3D này đã và chưa làm được. Với Triệu Hoài An của Lương Gia Huy và Lý Liên Kiệt, ai đã từng xem bản năm 1992 thì đều thấy có điểm chung giữa hai diễn viên này là võ thuật cao cường, hành hiệp trượng nghĩa và toát lên khí chất một anh hùng võ hiệp cổ trang.
Nhưng Lương Gia Huy lại gây ấn tượng ở ngoại hình, phong thái của một kiếm khách vừa điển trai mà đầy khí phách. Lối diễn có chiều sâu nhưng nếu là một phim võ hiệp thì kỹ thuật võ diễn chưa tròn.
Châu Tấn trong phim "Long Môn Phi Giáp". |
Còn Lý Liên Kiệt với những hiệu ứng 3D đỉnh của bậc thầy Chuck Comisky trong Avatar thì diễn viên với một loạt tác phẩm để đời như Hoàng Phi Hồng, Hoắc Nguyên Giáp đã thoả ước nguyện với lối diễn bậc thầy võ thuật Trung Hoa mà tôi yêu thích từ khi biết xem "phim chưởng". Nhưng với như nhiều phim khác, anh vẫn thiếu rất nhiều phần nội tâm để diễn tả tròn hơn khí chất của anh hùng kiếm hiệp.
Riêng với vai Thái giám Vũ Hoa Điền, như nhiều nhận xét của mọi người thì Trần Khôn tuy tuổi đời con trẻ so với lớp đàn anh như Lý Liên Kiệt, Triệu Văn Trác hay Chân Tử Đan. Nhưng Trần Khôn rất nổi tiếng với biệt tài diễn tả những vai diễn đầy gai góc, đầy cá tính mà khán giả đã thấy qua nhiều tác phẩm điện ảnh cũng như truyền hình.
Và nay anh lại thể hiện một nhân vật ái nam ái nữ - Thái giám đứng dưới một người, đứng trên vạn người với cơ mặt đầy biểu cảm, ánh mắt sắc như dao cùng giọng nói đặc chất thái giám toát lên bản chất con người tàn độc và đầy nham hiểm, toan tính cùng võ công cao cường.
Ở đây anh thể hiện cả một vai nữa với "chất" hơi "hề" là nhân vật Phong Lý Đao càng làm cho vai Thái Giám của anh tròn trịa và đạt nhất so vơí các nhân vật khác. Còn nhân vật thái giám trong bản năm 1992 thì Chân Tử Đan chưa lột tả hết cái thần thái của nhân vật và cũng không nhiều đất diễn như Trần Khôn.
Nhân vật Lăng Nhạn Thu thì tô điểm thêm phần nội tâm nhân vật về mối tình với Triệu Hoài An trong phim. Tuy nội dung hai bản có đôi chỗ hơi khác nhưng bản năm 1992 với diễn viên đàn chị Lâm Thanh Hà cũng rất ấn tượng.
Theo nhận xét của cá nhân tôi thì cả hai minh tinh này đều diễn đạt tốt mối tình đơn phương, một nữ kiếm sĩ hành tẩu, một người phụ nữ cổ trang Trung Hoa nhưng hơi tiếc cho Châu Tấn vì nội dung phim lần này hơi rời rạc nên nội tâm của cô không phù hợp cho lắm.
Tuy nhiên khi ngắm những poster của bom tấn này, tôi thấy có một hình Châu Tấn thật sự rất ấn tượng. Sự biểu cảm của cô trong tấm hình đó đã làm lên thương hiệu của một trong những Hoa Đán đương đại.
Nhìn tổng thể lại cả bộ phim tuy chưa "tròn" hết như mong đợi, nhưng siêu phẩm 3D võ hiệp được đầu tư đến 35 triệu đôla này vẫn sẽ đưa chúng ta trải nghiệm một cuộc phiêu lưu đầy nắng gió, bão cát, võ thuật, hoa mỹ cùng dàn sao thuộc top đầu châu Á.
Nguyễn Thành Văn
Viết cảm nhận "Long Môn Phi Giáp" và nhận vé xem phim Tết Công ty BHD dành tặng độc giả VnExpress tại Hà Nội và TP HCM 5 cặp vé xem bộ phim Việt chiếu Tết nguyên đán năm nay - Lệ phí tình yêu - có sự tham gia của Minh Hằng, Huy Khánh và Ngọc Quyên. Độc giả bấm vào đây để gửi bài viết về báo VnExpress, đặt tiêu đề email "Review Long Mon Phi Giap" (tiếng Việt không dấu). Vui lòng cung cấp đầy đủ địa chỉ, email và số điện thoại liên lạc. Hạn cuối nhận bài viết là hết chiều ngày 10/1. Ban biên tập sẽ tổng hợp lại và đưa những bài điểm phim chất lượng lên trang Điện ảnh của mục Văn hóa và mục Bạn đọc viết. Trong mỗi bài viết sẽ có phần chấm điểm. 5 độc giả có phần cảm nhận phim được chấm điểm cao nhất sẽ nhận được mỗi người một cặp vé. |