![]() |
Tổng thống Pakistan Pervez Musharraf thăm binh sĩ bị thương trong vụ đột kích Thánh đường Đỏ. Ảnh: Reuters. |
Anh kể lại sự việc,kể từ khi bệnh viện được đặt trong tình trạng báo động hôm thứ ba tuần trước.
"Chúng tôi ở đây, trong phòng mổ, và hoàn toàn hiểu rõ những gì đang diễn ra bên ngaòi, chúng tôi được lệnh của chính phủ sơ tán hết bệnh nhân cũ.
Tòan bộ 700 giường được dọn trống trơn trong vòng 20 phút. Chúng tôi chỉ để lại vài bệnh nhân quá nặng. Chúng tôi tuân theo mức báo động đỏ kể từ đó và liên tục điều trị những người bị thương suốt cả tuần.
Chúng tôi bắt đầu có bệnh nhân mới từ thứ ba, ngày đầu tiên của cuộc khủng hoảng. Đó là một sĩ quan cảnh sát, anh ấy bị bắn vào đầu. Hầu hết những bệnh nhân khác là các cháu gái bị ngạt thở hoặc dính hơi cay. Chúng tôi tiếp nhận 150 đến 200 người ngay ngày đầu. Nhưng đến cuối ngày thì mọi sự đều ổn.
Cho đến nay chúng tôi đã cho nhập viện 26 người bị bắn, nhưng tất nhiên đây chỉ là một bệnh viện, còn con số thực chắc lớn hơn nhiều.
Hôm qua tôi trực đêm. Tôi đang tranh thủ ngủ được một lát, thì giật mình tỉnh dậy vì một tiếng nổ cực lớn. Cửa sổ phòng tôi rung lên.
Kể từ đó, tiếng súng máy hạng nặng cứ liên tục không ngừng. Căn cứ vào âm thanh mà nói thì chắc là chiến sự ác liệt suốt cả ngày. Chúng tôi còn nghe thấy cả tiếng súng phóng lựu đạn. Kể từ sáng, họ toàn dùng vũ khí hạng nặng.
![]() |
Bác sĩ Khan. Ảnh: BBC. |
Chúng tôi không nhận được bệnh nhân bị thương là quân nhân. Họ được đưa bằng trực thăng tới một sân vận động gần đó, rồi chuyển sang bệnh viện quân y nằm cách đây 30 km. Bên dân sự không ai được đến đó và không ai biết có bao nhiêu thương vong.
Chúng tôi nghe nói có lệnh ban ra rằng bất kỳ ai thuộc bên báo chí lẻn vào trong khu thánh đường sẽ bị bắn. Có không biết bao nhiêu nhà báo đứng bên ngoài bệnh viện chờ nhiều ngày. Sáng nay tôi thấy một nhóm nhỏ các phóng viên và quay phim bị nhân viên an ninh đá và xô đẩy.
Điều kỳ lạ là bệnh viện của chúng tôi đóng cửa vào lúc 9h sáng hôm thứ ba, và từ đó đến nay không nhận được bệnh nhân bị thương nào. Tất cả các xe cứu thương giờ đây được lệnh chạy về phía bệnh viện do quân đội quản lý.
Chắc hẳn là lúc nào bệnh viện của chúng tôi đang được dự kiến làm gì đó. Có lẽ đã có một kế hoạch nào đó và chỗ này được dành để làm lựa chọn sau cùng".
Diễn biến khủng hoảng ở Thánh đường Đỏ Ngày 3/7: Đụng độ diễn ra ở thánh đường khiến 16 người chết, sau khi các sinh viên cực đoan vận động thực hiện luật Hồi giáo Sharia. Ngày 4/7: Khoảng 700 sinh viên rời thánh đường đang bị lực lượng an ninh bao vây, chủ trì ngôi đền bị bắt khi đang tìm cách trốn ra, trong trang phục burqa của phụ nữ. Ngày 5/7: Hơn 1.000 sinh viên đầu hàng quân đội. 6/7: Phụ nữ được phép rời thánh đường; phó thủ lĩnh sinh viên tuyên bố thà chết chứ không đầu hàng. 8/7: Các bộ trưởng cho biết những kẻ đang bắt giữ phụ nữ và trẻ em trong thánh đường phải bị bắt giữ. 9/7: Các nhà thương thuyết nói chuyện với lãnh đạo thánh đường bằng loa, thương lượng không két quả; ba công nhân người Hoa bị giết ở Peshawar để phản đối việc \bao vây thánh đường. 10/7: Quân đội Pakistan đột kích thánh đường sau nhiều lần thương lượng bất thành; họ cho biết thủ lĩnh lực lượng cực đoan đã bị giết. 11/7: Quân đội Pakistan tuyên bố đã quét sạch các phiến binh trong thánh đường. |
T. Huyền (theo BBC)