Thử thách và lợi thế từ địa hình
Vùng núi phía Bắc Việt Nam gồm 14 tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Lào Cai, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Yên Bái. Khu vực này có đặc trưng địa hình cao, đường đèo dốc, khó khăn cho việc giao thương vận tải.
Bên cạnh khó khăn địa lý, khu vực này cũng đi kèm nhiều tiềm năng giao thương nhờ lợi thế giáp biên giới Trung Quốc, Lào, thích hợp khai thác vận chuyển hàng hóa lớn qua cửa khẩu. Các đơn vị vận chuyển, chuyển phát nhanh khắc phục những trở ngại trên, dễ có cơ hội phát triển dịch vụ logistics tại đây.
Ngày 2/3, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đến năm 2040. Cao Bằng sẽ trở thành một trong những trung tâm giao thương của Việt Nam và khu vực ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc.
Theo đó, tỉnh dự kiến phát triển các khu dịch vụ logistics, tập trung tại Tà Lùng, Trà Lĩnh; đồng thời quy hoạch hệ thống kho bãi tại tất cả cửa khẩu, lối mở. Tổng diện tích khai thác logistic, kho bãi, khu trung chuyển hàng hóa trong Khu kinh tế khoảng 380-400 ha. Ngoài ra, cao tốc Lào Cai - Hà Nội thi công từ năm 2009 cũng được xem là công trình giúp "đánh thức" kinh tế vùng núi phía Bắc khi rút ngắn thời gian di chuyển từ thủ đô đến các tỉnh miền núi, mở ra tiềm năng lớn cho vận chuyển hàng hóa.
Với những lợi thế sẵn có kể trên, kinh tế, giao thương khu vực này ngày càng được chú trọng phát triển. Tiến sĩ Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho rằng đã đến lúc các tỉnh Tây Bắc nỗ lực phát triển, tận dụng cơ hội từ cách mạng công nghiệp 4.0.
"Cú hích" từ kinh tế số
Với sự phát triển kinh tế số hiện tại, ngày càng nhiều tỉnh, thành nỗ lực đưa sản phẩm địa phương lên sàn, tìm kiếm cơ hội giao thương với các vùng kinh tế lớn trên cả nước. Đơn cử có sản phẩm gạo Séng Cù (Lào Cai), vốn là đặc sản địa phương song hầu như chỉ tiêu thụ trên địa bàn tỉnh, chưa có cơ hội đưa ra các thị trường lân cận.
Năm 2018, sự trợ lực từ các sàn giao dịch trực tuyến đã giúp tỉnh Lào Cai đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ nông sản thế mạnh của địa phương. Tỉnh còn phối hợp với Bưu điện Việt Nam đưa nông sản tham gia phiên chợ điện tử, tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra còn có những sản phẩm khác từ các tỉnh, thành trên cả nước tích cực chuyển đổi số, lên sàn theo xu thế. Nhờ lợi thế gần các cửa khẩu biên giới, khu vực vùng núi phía Bắc cũng ngày càng cách tận dụng hiệu quả tiềm lực mua bán, trao đổi mặt hàng quần áo, gia dụng, điện máy... giữa thị trường Việt Nam với các quốc gia lân cận.
Sự bùng nổ thương mại điện tử cùng những cải cách về hạ tầng, giao thông, đẩy mạnh khai thác giao thương với khu vực biên giới... đã góp phần mở ra nhiều cơ hội đầu tư logistics tại khu vực này những năm gần đây gia tăng đáng kể. Các doanh nghiệp ngành này cũng tích cực mở rộng địa bàn, tăng độ nhận diện cho thương hiệu.
Đơn cử có tập đoàn BEST Inc., gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2019, BEST liên tục đổ vốn đầu tư phát triển mạng lưới giao nhận hàng tại 63 tỉnh, thành trên cả nước. Trong đó, khu vực vùng núi phía Bắc được đơn vị chú trọng đẩy mạnh phát triển những năm gần đây, khi nhận thấy tiềm năng lớn từ thương mại điện tử và giao thương cửa khẩu tại đây.
"Tính từ tháng 12/2021 đến tháng 2/2022, chúng tôi đã khai thác gần 3 triệu đơn hàng tại thị trường này, cho thấy tiềm năng phát triển dịch vụ chuyển phát của các tỉnh vùng núi phía Bắc ngày càng lớn. Dù địa hình hiểm trở song hạ tầng giao thông tại đây đang được chính phủ chú trọng phát triển. Thêm vào đó, các cửa khẩu hiện mở cửa trở lại cũng góp phần mang đến lượng lớn hàng hóa, giúp ngành logistics có nhiều cơ hội tăng trưởng", đại diện BEST Express nhận định.
Hiện mạng lưới bưu cục BEST Express có mặt tại hầu hết các tỉnh vùng núi phía Bắc như Cao Bằng, Hà Giang, Điện Biên, Lào Cai... Sở hữu hệ thống trung tâm phân loại hàng hóa hiện đại với quy mô lớn nhất nhì của tập đoàn BEST Inc. tại Đông Nam Á, đơn vị có thể hoàn tất phân loại mỗi bưu kiện chỉ trong 0,5 giây đến 2 giây. Thời gian xử lý hàng hóa rút ngắn giúp vận chuyển bưu kiện đến các tỉnh vùng núi phía Bắc nhanh và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, BEST Express còn thể hiện kỳ vọng đưa mô hình đầu tư bưu cục nhượng quyền đến vùng núi phía Bắc. Các đối tác đầu tư mô hình này có thể tiết kiệm chi phí, công sức nhờ tối giản bước chuẩn bị, tìm kiếm khách hàng, vận hành... khi đã có sẵn các công ty, tập đoàn logistics trợ lực.
"Với BEST Express, nhà đầu tư có thể thừa hưởng mạng lưới khách hàng, giao vận, nền tảng công nghệ hiện đại từ doanh nghiệp, đồng thời có thêm tiềm năng phát triển từ cửa khẩu và thương mại điện tử. Người dân địa phương có thể vận hành dễ dàng và phát triển với bưu cục của riêng mình", đại diện BEST Express nói thêm.
Mới đây, đơn vị cũng đầu tư thêm 5 triệu USD vào hơn 100 phương tiện vận tải cỡ lớn, cải thiện khả năng vận chuyển trên những cung đường dài. Mỗi chuyến có thể chuyên chở đến hàng chục tấn, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa số lượng, trọng lượng lớn trên cả nước. Doanh nghiệp kỳ vọng sắp tới có thể mở rộng quy mô, chạm mốc 1.500 bưu cục trên cả nước.
Nguyệt Di